THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở TRUNG QUỐC ĐÃ ĐI XA ĐẾN ĐÂU?

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ                       Ở TRUNG QUỐC                                                                                  ĐÃ ĐI XA ĐẾN ĐÂU?

Thượng Hải, chuyến đi du lịch tuần đầu tháng 6. Trong khi tôi ráo riết chuẩn bị bài nói chuyện “Tăng hiệu quả bán hàng qua các công cụ số” cho khóa đào tạo CEO của VCCI. TPHCM cuối tuần này, thì anh bạn tôi đi du lịch ở Thượng Hải. Tôi tranh thủ đề nghị anh ấy kể chuyện Thương mại điện tử ở Trung Quốc đi… Kết quả là có mấy mẫu ghi nhận thật đắt…

Bạn tôi nhắn cho mấy ghi nhận.

Ghi chú 1. Tôi nhờ bạn mua rượu Mao Đài dùm tôi

Nó bấm bấm trên Wechat. 20 phút sau chai rượu được giao đến khách sạn chúng tôi đang ở. Bán hàng qua mạng ở Trung Quốc đã đạt đến cảnh giới "rẻ - tiện - nhanh"

Chai rượu mua trong shop 1400, mua qua Wechat 1126, freeship đến tận nơi, chỉ mất vài phút giao dịch qua Wechat.

Vậy là…muốn bán được hàng ở TQ phải rẻ và nhanh. Đắt hơn 1 tệ hay chậm giao 30 phút là mất khách. Trong đầu tôi suy nghĩ họ giao hàng trong 20 phút bằng cách nào giữa đường xá Thượng Hải đông đúc?

Phố xá đông như thế nhưng họ phải giao hàng trong...20 phút.

 Ghi chú 2. Chúng tôi đi từ Thượng Hải sang Hàng Châu, cậu bạn tôi không mua được vé tàu vì đang trong ngày Tết Đoan Ngọ, tất cả đều kín chỗ. Bạn tôi lên 1 cái app gọi là Didi travel tìm kiếm người có kế hoạch đi Hàng Châu cùng ngày và chọn dịch vụ "cùng đi". Thế là chúng tôi được đón tại khách sạn và lái thẳng đến điểm đến của mình với chi phí là 280 tệ cho quãng đường hơn 160km.

Người lái chở chúng tôi cũng đi Hàng Châu nghỉ lễ, sẵn họ tìm người đi chung chia sẻ tiền xăng tiền cầu đường.

Bài học thứ 2 bạn tôi dạy: Chỗ nào giảm giá mà tiện thì làm, thì mua. Chi phí bớt đồng nào hay đồng đó. 

Ghi chú 3. Giải pháp cho việc ship hàng mà người nhận đi vắng.

Bạn tôi order đồ lúc 23h40 tối qua, xong nó đi ngủ. Sáng nó xuống hotel lấy. Người giao hàng đã đến, bỏ vào hộc tủ này sau đó gửi cho khách QR code. Người nhận sẽ scan để mở hộc tủ ra.

Sau đây, tôi tìm hiểu về thương mại điện tử Trung Quốc. Họ đã đi xa đến đâu, và so với Việt Nam?

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TMDT CỦA TQ. SO SÁNH PHÁT TRIỂN TMDT TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM.

Sự phát triển thương mại điện tử của Trung Quốc

Trung Quốc thường tự hào là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% giao dịch thương mại điện tử toàn cầu (có phải chỉ vì đông dân nhất không?).

Về tăng trưởng, thị trường đã có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc, do  mức độ thâm nhập internet ngày càng tăng, tầng lớp trung lưu đang phát triển và người tiêu dùng am hiểu công nghệ.

Xinba, nổi tiếng trên thị trường livestream, có lúc anh bán hàng trong 12g thu được giá trị cao hơn TT thương mại bán một năm

Những tay chơi chính là: Alibaba, Taobao, Tmall, JD.com, Pinduoduo..

Có nhiều ứng dụng từ Đổi mới Công nghệ như:

  • Thanh toán di động: các hệ thống thanh toán di động như Alipay và WeChat Pay được thông dụng, giúp trải nghiệm mua sắm trực tuyến liền mạch.
  • Trí tuệ nhân tạo và Dữ liệu lớn: Các công ty tận dụng AI và dữ liệu lớn để đưa ra đề xuất được cá nhân hóa, và họ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả và dịch vụ khách hàng khá ổn (ví dụ: chatbot).
  • Hậu cần và cơ sở hạ tầng: Mạng lưới hậu cần khá tinh vi, tổ chức tốt để luôn có thể giao hàng trong ngày hoặc chậm nhất là ngày hôm sau.
  • Đầu tư đúng mức cho công nghệ: Sử dụng máy bay không người lái và nhà kho tự động để đẩy nhanh việc giao hàng.
Nghề livestream hái ra tiền, thu hút đông giói trẻ TQ tham gia

Sự tham gia và Hành vi của người tiêu dùng?

  • Công nghệ cho phép họ hình thành Hệ sinh thái tích hợp: Việc tích hợp nền tảng thương mại điện tử với các dịch vụ truyền thông xã hội (social commerce), giải trí và tài chính mang lại trải nghiệm mua sắm toàn diện.
  • Livestreaming với tham gia của Người nổi tiếng; Vẫn đang là xu hướng chính, thúc đẩylà những xu hướng chính, thúc đẩy đáng kể doanh số bán hàng.

Còn tình hình phát triển thương mại điện tử Việt Nam?

Đây là thị trường mới nổi ở Việt Nam nhưng từ xuất phát điểm thấp, VN cũng là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.

Các tay chơi chính là: Shopee, Tiktok, Lazada, Tiki và Sen đỏ.

Về hệ thống thanh toán: Việc sử dụng ví di động ngày càng tăng, mặc dù không phổ biến như ở Trung Quốc. Đang phổ biến: MoMo, ZaloPay và AirPay.

Các công ty Việt Nam đang dần áp dụng AI và dữ liệu lớn, mặc dù việc triển khai trên toàn thị trường vẫn đang phát triển.

Hậu cần và cơ sở hạ tầng so với Trung Quốc còn kém về tốc độ và hiệu quả.

Dân số Việt nam trẻ hơn, số trẻ am hiểu công nghệ. Các nền tảng truyền thông xã hội, đặc biệt là Facebook và Tiktok, zalo có góp phần thúc đẩy TMĐT.

Nhìn chung, hiện nay, thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc lớn hơn và trưởng thành hơn so với Việt Nam, cả về khối lượng giao dịch lẫn độ phức tạp về công nghệ, ví dụ, dịch vụ giao hàng chặng cuối rộng khắp, bao gồm máy bay không người lái và kho tự động.

Họ đi trước về áp dụng các công nghệ tiên tiến về 3 mặt: ứng dụng AI, dữ liệu lớn và thanh toán di động.

Tóm lại, Thị trường thương mại điện tử của Trung Quốc lớn và tiến bộ hơn Việt Nam về quy mô, độ phức tạp và độ trưởng thành của thị trường.  Cơ sở hạ tầng, việc áp dụng công nghệ và hành vi của người tiêu dùng Trung Quốc đang tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ.

Còn Việt Nam là một thị trường mới nổi, có tiềm năng tăng trưởng đáng kể nhờ dân số trẻ, am hiểu công nghệ và tỷ lệ sử dụng Internet ngày càng tăng. Tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ là điều cần thiết để Việt Nam có thể cạnh tranh với  Trung Quốc.