THỦ TƯỚNG LÝ HIỂN LONG VÀ BẢN LĨNH ĐỐI PHÓ ĐẠI DỊCH COVID 19.

THỦ TƯỚNG LÝ HIỂN LONG VÀ BẢN LĨNH ĐỐI PHÓ ĐẠI DỊCH COVID 19.
Tại trung tâm y tế Tampines, mọi người tuân thủ giãn cách an toàn , ngày 31/12/2021.

Trong 20 năm cầm quyền Thủ tướng Lý Hiển Long (LHL) đã phải đối phó và vượt qua ảnh hưởng của 2 cuộc khủng hoảng khủng có tính toàn cầu: (1)Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và (2) Khủng hoảng bởi đại dịch Covid 19 năm 2020.

Với đại dịch Covid 19 ??

Quan điểm đối phó rất khoa học của Singapore đã dẫn đến quyết định là họ đã dám đặt mua vắc xin (Pfizer) ngay cả trước khi chúng được thử nghiệm, chứng minh và sản xuất thành công. Và chính phủ cũng ứng trả tới 75% tiền lương trong cuộc khủng hoảng, trong Chương trình Hỗ trợ Việc làm, để bảo vệ người lao động và ngăn chặn các công ty đóng cửa”.

Ngày đầu tiên nhận nhiệm sở của Thủ tướng Lý Hiển Long (ngày 13/8/2004)

MUA VAC XIN VÀ LẬP ĐỘI ĐẶC NHIỆM 3 BỘ

Các khoản dự trữ của Singapore một lần nữa lại trở thành cứu cánh khi quốc gia này bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Chính phủ đã xin phép Tổng thống để rút tới 69 tỷ USD từ các khoản dự trữ trước đây.

Ông LHL là tiếng nói của sự bình tĩnh và lý trí trong những năm tháng đen tối kinh hoàng của Covid-19. Vào những thời điểm mà người dân Singapore cảm thấy đặc biệt choáng ngợp, ông đã trực tiếp trấn an họ trong một loạt chương trình phát thanh toàn quốc từ năm 2020 đến năm 2022.

Ở vai trò cấp lãnh đạo cao nhất, ông LHL cho thành lập nhóm lãnh đạo thế hệ thứ tư, hay 4G, với 3 bộ có chức năng liên quan là Bộ Y Tế, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại được giao điều khiển trận chiến, trong khi ông và các lãnh đạo cấp cao trong Nội các hướng dẫn họ từ phía sau.

Là người từng có hai cựu thủ tướng trong Nội các của mình, ông hiểu việc này phải được quản lý cẩn thận và tinh tế như thế nào. Đề cập đến hoàn cảnh của chính mình, ông nói tại Diễn đàn Kinh tế mới Bloomberg vào năm 2023: “Việc giám sát chặt chẽ nhưng không hống hách là một điều rất tế nhị, đồng thời có thể đưa ra lời khuyên hay một cú hích hữu ích cũng như lời góp ý đúng đắn, khôn ngoan và không làm ảnh hưởng đến phong cách của người kế nhiệm”. Đặc biệt, đã có một cuộc thay đổi 180 độ…

Thủ tướng chào một người bán hàng tại chợ phường Teck Ghee bằng cú chạm khuỷu tay thân mật, năm 2020.

THỦ TƯỚNG LHL RA TUYÊN NGÔN SỐNG CHUNG VỚI COVID 19, SAU 18 THÁNG TÌM MỌI CÁCH CHIẾN THẮNG DỊCH COVID 19

Theo tài liệu riêng tôi (VKH) qua theo dõi báo chí Singapore năm 2021, ngày 7/6/2021, tôi cũng ghi nhận một thực trạng thú vị. Chính phủ Singapore cũng trải qua tới 18 tháng quyết chiến thắng dịch Covid 19, và sau 18 tháng mỏi mệt đó, chính Thủ tướng LHL đã ra tuyên bố hoàn toàn khác.

Thủ tướng Lý Hiển Long, vào ngày 7/6/2021 đã có bài phát biểu trên truyền hình, chính thức thông báo là:

Sau 18 tháng đã quyết liệt bằng mọi cách chiến thắng dịch Covid 19, Singapore bước vào khúc quanh mới là quyết định sống chung với Covid 19.

“Chúng ta sẽ phải HỌC CÁCH SỐNG CHUNG LÂU DÀI VỚI COVID 19. Tất cả chúng ta đều phải điều chỉnh cách sống, làm việc và giải trí”.

Thủ tướng thu hình trước hình ảnh phi trường Changi.

Còn tại buổi công bố BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI CHO BÌNH THƯỜNG MỚi ngày 24/6/2021, của “Lực lượng đặc nhiệm 3 Bộ phụ trách Covid 19” mà chính phủ Singapore phân công, ba bộ trưởng đồng ký tên kêu gọi tiến hành 5 biện pháp: (1)Tiếp tục tiêm vac xin là giải pháp chìa khóa; (2)Dễ dàng hóa việc xét nghiệm bằng mọi hình thức, địa điểm, công nghệ; (3)Điều trị Covid nhưng không bỏ bê các bệnh khác và (4) Kếu gọi người dân thực hiện các hành vi tập thể mới khoa học và vệ sinh và (5) Thực hiện bình thướng mới (FO điều trị ở nhà không cần cách ly, giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, cấm làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp).

ÔNG LÝ HIỂN LONG, QUA CHỐNG DỊCH, CŨNG XÁC ĐINH LUÔN ĐƯỢC NGƯỜI KẾ NHIỆM!

Đại dịch cũng giải quyết câu hỏi ai sẽ kế nhiệm ông Lee. Ông Lawrence Wong, người đồng chủ tịch nhóm đặc nhiệm đa bộ quản lý Covid-19, cuối cùng đã được chọn để lãnh đạo 4G.

Đến tháng 3 năm 2022, Singapore đã mở cửa trở lại biên giới cho tất cả du khách đã được tiêm chủng đầy đủ. Thách thức là xây dựng lại nền kinh tế và tạo ra tăng trưởng và việc làm mới.

Nền kinh tế đã giảm 3,9% vào năm 2020, nhưng đã tăng trưởng 9,7% vào năm 2021, được thừa nhận là từ mức cơ sở thấp hơn và 3,8% vào năm 2022. Tăng trưởng vào năm 2023 là 1,1% do môi trường kinh tế bên ngoài đầy thách thức và dự kiến từ 1% đến 3% vào năm 2024.

Ngành du lịch, vốn đã sụt giảm vào năm 2020 xuống còn 2,7 triệu du khách quốc tế, đã tăng trở lại lên 13,6 triệu lượt khách vào năm 2023.

Nhờ những động thái được thực hiện để chống lại đại dịch và với sự đồng thuận và hợp tác của người dân, Singapore nhìn chung đã có thể phục hồi tương đối nhanh chóng. Tính đến tháng 12 năm 2022, khoảng 1.700 sinh mạng ở Singapore đã thiệt mạng vì Covid-19.

Một cuộc khảo sát của tổ chức nghiên cứu Pew của Mỹ vào đầu năm 2022 cho thấy 88% người Singapore được hỏi cảm thấy Singapore đã đối phó tốt với đại dịch. 75% cho biết Singapore đã đoàn kết hơn trước khi dịch bùng phát. Gần 75% cho rằng nước này xử lý virus hiệu quả, và dân tin vào sức mạnh của hệ thống chính trị.

Việc xử lý khủng hoảng của ông LHL đã thể hiện sức mạnh của Chính phủ và khả năng lãnh đạo của ông.

Hơn nữa, sự phối hợp đồng lòng của các chính trị gia và lãnh đạo hàng đầu cho người dân thấy: toàn chính phủ đã cùng nhau giải quyết hiệu quả cuộc khủng hoảng lớn chưa có tiền lệ.