NỖI HÀM OAN TRỊ GIÁ 16 TỶ ĐÔ!

NỖI HÀM OAN TRỊ GIÁ 16 TỶ ĐÔ!

Chiều hôm qua cuối tuần, không phải buổi thu hình thường xuyên của mình với maybe group mà mình thuyết phục tổ kỷ thuật vào thu giúp mấy tin nóng bỏng cho “5 phút-Chuyện thị trường”. Thứ nhất là chuyện “Người Thái đang tổ chức cuộc cạnh tranh xuất khẩu Sầu riêng rất quyết liệt như thế nào?” và thứ nhì là câu chuyện về nỗi hàm oan trị giá tới 16 tỷ USD !.

Đó là câu chuyện mình trao đổi với doanh nhân-kiến trúc sự Nguyễn Quốc Khanh. Hai giờ, câu chuyện nhiều cung bậc, nhưng mình ấn tượng nhất là lời than, ngành gỗ xuất khẩu của VN lâu nay chịu hàm oan năng nề lắm chị….

 NGÀNH GỖ PHÁ RỪNG?

Ông Nguyễn Quốc Khanh nói:

Mọi người có biết rằng, làm hàng gỗ chế biến xuất khẩu là bắt buộc phải sử dụng  gỗ của rừng trồng, bắt buộc là không có liên quan tới chuyện phá rừng.

Tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, suốt từ 18 đến 20 năm nay chưa bao giờ xài gỗ đốn từ rừng cả. Bởi vì nguyên tắc định đóng cột là xài loại gỗ đó thì không xuất được đến thị trường chính của mình là châu Âu hay Mỹ .

Câu hỏi thông thường hay gặp là: vậy sao vẫn còn nạn phá rừng, mấy anh làm gỗ không dùng thì sao tiếp tục phá rừng? Đó là nạn khai thác để xuất tiểu ngạch qua các nước chung biên giới, hay làm đồ gỗ gia dụng trong nước, thậm chí làm các ngôi nhà toàn bỗ quí với tất cả vật dụng là gỗ càng quí cang sang trọng!

Cho nên thật ra nỗi đau của người xuất khẩu gỗ là ngành gỗ mang tiếng oan nhiều lắm, đâu ai biết rằng, những người làm gỗ xuất khẩu là phải quan tâm nhất chuyện đó. Bởi vì những gì mà những người phá rừng, khai thác rừng bừa bãi là đều ảnh hưởng đến những ai làm xuất khẩu.

Mới đây, khách hàng châu Âu còn đặt điều kiện rất là khắc nghiệt. Họ nói sắp tới, toàn bộ việc khai thác gỗ trong nước anh phải chấm dứt việc phá rừng, không phải chỉ với những aí xuất khẩu gỗ, tại vì rủi ro có trộn gỗ khai thác sai luật chúng tôi đâu có biết.

Cho nên đây sẽ là một thách thức rất lớn, chính phủ Việt Nam và cả Bộ VN phải tìm cách tuân thủ nếu muốn bảo vệ ngành xuất khẩu gỗ.

Câu hỏi thông thường ta hay gặp là: vậy sao vẫn còn nạn phá rừng, mấy anh làm gỗ không dùng thì sao tiếp tục phá rừng? Đó là nạn khai thác để xuất tiểu ngạch qua các nước chung biên giới, hay làm đồ gỗ gia dụng trong nước, thậm chí làm các ngôi nhà toàn bỗ quí với tất cả vật dụng là gỗ càng quí cang sang trọng!

Và vấn đề rất quan trọng mà lâu nay ta chỉ lo mua bán, ít truyền thông chính là: phải hiểu biết rằng, sử dụng gỗ thế nào gọi là gỗ bền vững, thế nào gọi là gỗ rừng trồng. Nhiều người hỏi, xài gỗ xưa là quí, gỗ quí này hơn trăm năm tuổi, từ thời ông, bà truyền lại cho con cháu qua bao đời, càng lâu càng quí ,sao cho là không …bền vững? Hiện nay quan điểm này phải thay đổi rồi. Như Hiệp hội gỗ cứng Hoa Kỳ họ đã đưa ra những con số thống kê, lượng gỗ rừng trồng của họ đáp ứng đủ bốn chục ngàn vòng chi vi địa cầu, hoàn toàn khai thác là bền vững, không phải phá rừng. Nên bây giờ trên thế giới, hàng loạt nhà cao tầng như ở Thụy Điển, Nhật Bản,  xây toàn bằng gỗ, giảm lượng carbon thải ra khi nung luyện các vật liệu xây dựng khác.

Như vậy, nỗi oan không chỉ nên giải trình mà cần được phân tích, truyền thông. Ngoài các câu chuyện về 3 yêu cầu phải tập trung để giúp thăng tiến nga2h xuất khẩu hỗ Việt Nam là: (1) Nâng cao  giá trị gia tăng cho hoạt động chế biến gỗ xuất khẩu; (2)Tăng năng suất qua việc tận dụng công nghệ mới, máy móc thiết bị và kỹ năng quản lý sản xuất tốt hơn và (3) Đào tạo nhân lực trẻ thì hiện nay, để cạnh tranh, ngành gỗ xuất khẩu còn phải thực hiện chuyển đổi kép (chuyễn đổi số và chuyển đổi xanh).

Có hai câu chuyện ghi dấu ấn KHỞI ĐẦU của ngành này mà anh Quốc Khanh hào hứng kể, rất thú vị . Tôi đặt câu hỏi với anh Khanh.

Nghe nói, cung cấp toàn bộ đồ nội thất cho KS 5 sao SOFITEL ĐÀ LA95T là công trình đầu tiên mà CT AA nhận làm. Và là một sự KHỞI ĐẦU đáng nhớ?

Và anh trả lời: “Câu chuyện này rất hay. Một sự bắt đầu khó quên. Có du=ịp nào tôi kể các bạn nghe cả giờ không hết chuyện. Ông chủ của công trình khách sạn SOFITEL Đà Lạt cũng là nhân vật đặc biệt, ông ấy là Larry Hillblom, chủ CT Chuyển phát nhanh DHL .

Lần đầu tiên nhận một công trình cung cấp toàn bộ nội thất cho khách sạn  5 sao thì đúng là hoàn toàn mới mẻ, mình không biết cái gì hết,. Tôi nhớ giá trị công trình này có thể bằng 20 lần doanh số hàng năm của công ty.

Và yêu cầu của chủ là  họ xem khách sạn là một công trình cổ Việt Nam, phải được bảo tồn đúng như nó đã được làm từ thời ký của Pháp. Ông Larry dặn, từ cái chốt cửa hay tay nắm và mọi thứ đề phải phục chế ý như cũ. Tôi nhớ cái tay nắm, ổ khóa đã phải đi đặt lại của một công ty ở bên Anh ngày xưa đã từng sản xuất cho khách sạn này. Ông ta nói lạnh lùng: Đây là một công trình rất hiếm trên thế giới không được phá bỏ. mà phải bảo tồn. Khó quá sức nhưng chúng tôi mến phục ông chủ quá trân trọng thiết kế cổ, như là bảo tồn một di tích văn hóa nên anh em làm việc quên ngày quên đêm luốn. Và cuối cùng chúng tôi hoàn thành được  đúng tiến độ, đúng chất lượng khách yêu cầu và mình cũng có môt ít lợi nhuận. Thật là kỷ niệm khó quên, nhất là qua đó, mình học được quá nhiều 

***Còn một kỷ niệm khác liên quan cái tên lạ là BoConcept, thì anh Quốc Khanh cho biết, cũng là bước khởi đầu chúng tôi mua nhượng quyền của CT Thụy Điển làm đồ gỗ nội thất này.

Cách đây 20 năm, tôi có dịp đi thăm một CT gỗ Đan Mạch tên như vậy. Vào thờ đeiểm đó mà mọi việc vận chuyển trong CT họ đều dùng xe tự hành và việc sắp xếp hoạt động của kho đều theo chế đô tự động. Lúc đó, họ là CT trên cơ về quản lý và phát triển so với IKEA của Thủy Điển. Sau Và quả thật, đội ngũ AA, Nhà Xinh đã học được rất nhiều từ đối tác này.

Tóm lại, ngành xuất khẩu Gỗ của Việt Nam, xếp hàng 6 về doanh số trên thế giới, hạng 2 toàn chấu Á và hạng nha61`t Đông Nam Á, có 500 công ty và 400.000 lao động phục vụ trong ngành, và dư địa còn rất nhiều (dung lượng toàn ngành của thế giới là hơn 400 tỷ USD mà ta nới tham gia 16 tỷ USD)  nên tôi nghĩ, chúng ta cần giữ vững cái CHÂN ĐẾ quan trọng này. Đây là một ngành của nông nghiệp và đất nước mình vẫn đang là nước nông nghiệp, thì cần thấy rõ vị trí của ngành trong nền kinh tế và làm sao cho các bạn trẻ hiểu rõ, tích cực tham gia vào ngành kinh doanh còn dư địa rất lớn này./.