HAI “ÔNG BỐ” NGƯỜI VIỆT TÀI HOA...
Hai nhà khoa học này đã cho ra đời những con robot mang tên của Eureka Robotics, là công ty spin-off từ trường Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Vũ trụ MAE của Đại học NTU sau khi cùng nghiên cứu. Các cánh tay robot của Eureka Robotics có khả năng khéo léo như con người đã được sử dụng ở nhiều nhà máy ở Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo thống kê của Liên đoàn Robot quốc tế thì hiện nay trên thế giới, Hàn Quốc dẫn đầu về mật độ robot, với 1.012 robot trên mỗi 10.000 công nhân tính đến năm 2022. Con số này cao hơn nhiều so với 730 của nước xếp thứ hai là Singapore và gấp đôi hoặc gấp ba con số ở Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Thế nhưng, so về qui mô diện tích và dân số của quốc gia thì Singapore nhỏ hơn nhiều tất thảy các quốc gia này.
Và xu hướng hiện nay là tập trung sản xuất robot làm việc cùng với con người, không giống như các robot công nghiệp quy mô lớn thường dùng trong các nhà máy. Còn được gọi là cobot, những robot này đang trở nên phổ biến trong lĩnh vực dịch vụ của các nước.
Singapore đứng thứ hai thế giới về mật độ robot trên quy mô nhân lực, với 730 robot trên mỗi 10.000 công nhân, Và với nhiều chương trình hỗ trợ startup về vốn, mở rộng năng lực tiếp thị và vốn, Singapore đang là “vùng đất hứa” với trí thức và nhân tài công nghệ Việt Nam. Nhiều du học sinh Việt Nam đã chọn đảo sư tư là quê hương khởi nghiệp của mình.
Và đây, 2 trường hợp thành công: hai nhà nghiên cứuẻ Việt Nam đã sáng lập công ty sản xuất Robot tên “Eureka Robotics” là TS. Phạm Tiến Hùng và TS. Phạm Quang Cường (phải trong ảnh) .
Vì bài vừa qua có một số chi tiết nhầm lẫn về hành trình khoa học và quan hệ giữa hai vị này, nay tôi xin đính chính theo thông tin từ TS Dương Nguyên Vũ như sau:
-TS Phạm Quang Cường là Phó Giáo Sư (Associate Professor) trường Kỹ thuật Cơ Khí và Hàng không Vũ Trụ thuộc đại học NTU, Singapore.
-TS P.Q. Cường từng là phó giám đốc trung tâm nghiên cứu Robotics của NTU/MAE (School for Mechanical & Aerospace Engineering)
(Trước đó, TS P.Q. Cường tốt nghiệp trường Ecole Normal Superieure Paris (cùng trường với Ngô Bảo Châu).
-TS Phạm Quang Cường là thầy hướng dẫn Tiến Sĩ cho anh Phạm Tiến Hùng tại NTU. Hùng tốt nghiệp TS năm 2018-2019.
Eureka còn là spin-off từ trường MAE của NTU từ nghiên cứu của Cường và Hùng.
Tóm lại, Phạm Quang Cường là thấy hướng dẫn Tiến Sĩ cho Phạm Tiến Hùng tại đại học NTU (không phải học chung và cùng tốt nghiệp NTU như bài tôi đã viết sai). Hai thầy trò cùng nghiên cứu và thành lập CT Eureka Robotics, là công ty spin-off từ trường MAE của NTU.
Eureka hiện là startup sáng giá trong ngành robotics của hòn đảo. Các cánh tay robot của Eureka có khả năng khéo léo như con người đã được sử dụng ở nhiều nhà máy ở Nhật Bản, Trung Quốc, châu Âu và Bắc Mỹ.
Tò mò và cũng muốn cung cấp thông tin có hệ thống ngắn gọn cho các bạn trẻ muốn khởi nghiệp, tôi thu thập các chính sách hỗ trợ của Singapore. Sau đây là cung cấp của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ, chủ tịch Câu Lạc Bộ Doanh nghiệp Dẫn đầu, người cũng đã đào tạo ra 731 kỹ sư và nhân viên kỹ thuật cho 2 tập đòan và công ty của anh và gia đình (Mỹ Lan group và Rynan Technologies VN)
Chinh phủ Singapore có 8 chương trình để tài trợ cty khởi nghiệp:
1. Startup SG Founder Grant: Tối đsa 50,000SGD (khởi nghiệp đầu tư 1 SGD, nhà nước hổ trợ 5 SGD).
2. Enterprise Development Grant: Tài trợ từ 30%_70% chi phí cho dự án.
3. Start up SG Tech: Khởi nghiệp về công nghệ POC và POV tài trợ từ 250,000 đến 500,000 SGD.
4. Startup Equity Programme: Nhà nước đầu tư vào cty khởi nghiệp 30% đến 50% với tiền đầu tư đến 4,000,000 SGD.
5. VentureForGood (VFG): Tài trợ tối đa 300,000 SGD.
6. Market Readiness Assistance Grant: Tài trợ cho xuất khẩu tối đa 100,000 SGD for mỗi thị trường.
7. Business Improvement Fund: Tài trợ từ 50% đến 70% chi phí tăng hiệu quả kinh doanh.
8. Productivity and Solutions Grand: Tài trợ tới 70% chi phí cho mỗi dự án.
Quan trọng là thủ tục xin tài trợ đơn giản và nhanh chóng.
Hơn nữa thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản và thân thiện.
Hải quan làm việc hoàn toàn minh bạch, nhanh gọn. kỹ luật cao..
Chương trình tài trợ cho cả nước chứ không phải từ và cho các địa phương.