NHỮNG CÂU CHUYỆN MÊ ĐẮM, THÚ VỊ THÚC BẠN MUA HÀNG
Có những câu chuyện truyền đời, truyền miệng gây tò mò, xúc động và thôi thúc phải sở hữu được các loại sản phẩm hấp dẫn, nhất là các loại trái cây đang rộ mùa. Dưới đây là mấy câu chuyện hấp dẫn bắt đầu được kể để…bán kèm sản phẩm. Sầu riêng, vải thiều đang mùa và cuộc thi các câu chuyện hay nhất đang âm thầm mà không kém phần quyết liệt diễn ra. Và ta lại thấy nổi lên câu hỏi về “Hạt sen trắng hồ Tịnh Tâm”?:
CHUYỆN QUẢ SẦU RIÊNG
Câu chuyện 1: NHÀ THÁM HIỂM BÍ MẬT
Một nhà thám hiểm châu Á đã được một vị thần mách bảo: hãy đi đến những vùng đất cổ của Đông Nam Á khám phá ra một loại trái cây mang lại sự thông minh và sức mạnh vô song. Chàng ta lên đường và đã vượt qua ba vùng đất: Đô thị mang tên Chantaburi phía Đông Thái Lan với những vườn sâu riêng um tùm, vượt qua các khu đất đỏ ba dan cao nguyên trù phú của Việt Nam và đi qua những thôn làng hiền hòa của Mã Lai, Thần nói, khi nào con đến một nơi mà tất cả bỗng bừng lên mùi hương nồng nàn, chung quanh cây cối treo nặng những trái đầy gai trông có vẻ đe dọa, nguy hiểm. Con hãy khéo léo tách lớp vỏ lởm chởm đó và sẽ thấy những múi vàng đầy đặn vị béo lạ giữa sữa và trứng đặc biệt một mùi hương tỏa ra sực nức khó cưỡng. Đó là thứ báu vật mang lại sức mạnh cho mọi thần dân đất nước con.
Câu chuyện 2: Thuốc thần VIAGRA
Những tiểu thương các chơ đầu mối và cả siêu thị ở Trung Quốc thảy đều hay kể truyền thuyết: “sầu riêng là một loại biệt dược có công dụng tuyệt vời của Viagra. Tại sao đàn ông thường say mê sầu riêng hơn là phụ nữ? Họ tìm thấy ở đó sức mạnh, sự quyến rũ nam tính”
TRÁI VẢI THIỀU
Câu chuyện 1. NỖI ĐAM MÊ BẤT TẬN CỦA ĐẠI MỸ NHÂN DƯƠNG QUÝ PHI
Nàng là vương hậu được vua nhà Đường, Đường Minh Hoàng say mê đến nỗi quên luôn trách nhiệm triều chính. Tương truyền nàng là người miền Nam, từ bé nhờ ăn trái Lệ Chi (trái vải) mà lớn lên, đẹp và thơm như một tượng thần hoàn hảo. Về cung nàng được nhà vua chiều chuộng tặng trái lệ chi mỗi ngày. Nàng lại có một người yêu rất trẻ và dũng mãnh, An Lộc Sơn, vì tính yêu mà cỡi con tuấn mã cùng đoàn vệ binh dong ruổi suốt ngày đêm, vượt 2.500 km mang kịp trái tươi miền Nam về cho nàng. Ngày nay, những trái lệ chi đỏ mọng thơm dịu vấn vương đó được con cháu vua Đường gìn giữ, đến ngày nay”
Câu chuyện 2. CHUYỆN THẦN MAY MẮN LÀ CÁC “CỤ VẢI” QÚY BÁU NHẤT
Ngày nay, Trung Quốc có một vùng đất được thánh thần ban cho niềm may mắn là trồng được những cây vải cổ thụ quí, dù tuổi cao mà các "cụ vải" vẫn trường tồn, mang lại nhiều thành công trong kinh doanh cho dân xứ này. Câu chuyện rất thú vị về cuộc đấu giá các "cụ vải" này do nhà báo Thái Bình kể trên trang FB của anh.
TP Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông xưa nay là vùng trồng vải lớn nhất TQ cũng lớn nhất thế giới.
Ở đây, kỳ bí nhất là các sinh vật trường sanh: các “cụ“ vải 500, 600, 700, 800, 1300 tuổi. Mỗi năm TP tổ chức cuộc đấu giá chọn ra cụ vải đáng kính nhất . Ngày 20/5 mới đây, TP chọn 1 cụ vải 500 tuổi ra đấu giá và đã được mua với giá là: 1 triệu 400 ngàn tệ tức 5 tỷ đồng (năm 2023 một cụ khác đã đấu giá được 10 tỷ)
Quyền lợi của người thắng đấu giá là được thu hoạch trái của cụ vải này trong 1 năm và được dùng cây vải để quảng bá thương hiệu cho mình trong trọn 1 năm.
Từ mấy cây vải cổ thụ này, dân làng chiết ra trồng. Người trồng vải xung quanh thu nhập cao vì người dân đến du lịch đông, họ mua trái vải và các cây vải được ươm từ các cụ vải quí có thương hiệu sẽ được mang trưng bày và bán ở nhiều TP khắp TQ, thế giới. Người dân ở đây tích cực bảo tồn cả vườn vải với hàng loạt cây cổ thụ từ 500 năm tuổi trở lên. Nơi đây hiện nay có nhiều kỷ lục: TP có nhiều giống vải nhất, nhiều cây cổ thụ nhất, nhiều câu chuyện kỳ bí nhất và công nghệ chế biến đủ các món ngon nhất (kem, bánh, rượu, nước giải khát, vải đóng hộp… xuất khẩu khắp thế giới).
Chính quyền ở đây đưa con số thật từ câu chuyện truyền thuyết về “cụ vải may mắn” năm 2023: sản lượng vải TP Mậu Danh đạt 620 ngàn tấn, chiếm 1/5 của thế giới.
CÂU CHUYỆN SEN TRẮNG CỔ HỒ TỊNH?
Lịch sử triều đình Huế ghi rằng thời vua Minh Mạng và Thiệu Trị đã cho trồng loại sen trắng cổ quí hiếm ở Hồ Tịnh Tâm và biến nơi đây thành vườn Ngự Uyển. Sau đó, hồ Tịnh Tâm được đưa vào 20 cảnh đẹp thành Huế. Nhưng sen hồ Tịnh được nhắc mãi không chỉ nhờ tạo cảnh quan tuyệt đẹp mà hạt sen còn được dùng phục vụ ẩm thực cho nhà vua và hoàng cung vì hạt sen hồ Tịnh thơm ngon, bổ dưỡng không đâu sánh bằng.
Trong cuốn “Chuyện khảo về Huế” (NXB Trẻ, 2000) khi kể về món “Chè Sen hồ Tịnh” nhà văn Trần Kiêm Đoàn có trích dẫn đoạn viết của cụ Bửu Kế (là nhà Cố đô học người Huế nổi tiếng): “Khắp mặt hồ (Tịnh hồ) trồng sen, mỗi khi đến mùa đều rực rỡ như gấm dệt. Huế nổi tiếng về hạt sen vừa bở vừa thơm, nhưng phải nếm hạt sen Tịnh Tâm mới thưởng thức được cái mùi vị tuyệt vời của nó”
Rõ ràng bao triều vua đã ưa thích món chè sen hồ Tịnh đặc biệt quí này mà đến nay, hạt sen và chè sen hồ Tịnh chưa thành câu chuyện thôi thúc các nhà hàng cao cấp TPHCM, Hà Nội làm thành món ăn quí nhất, hiếm nhất của cung đình thì chúng ta còn phải ray rứt với các người Hàn kể chuyện nang Dae Yang Gum và bao nhiêu sách sử, hội thảo để biến món KIM CHI thành báu vật ẩm thực của thế giới. Tiếc quá. Nghề tiếp thị, với storytelling còn là ẩn số nhiều dư địa thử thách cả nhà văn hóa, ẩm thực và tiếp thị hàng đầu của Việt Nam ta?
Chào các bạn, tôi có chuẩn bị một bản khảo sát nhỏ với mục đích ghi nhận những ý kiến, phản hồi về bản tin tổng hợp mà tôi đang gửi đến các bạn vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần, để từ đó cải thiện nội dung và mang tới nhiều giá trị hơn cho các bạn. Mong các bạn sẽ dành chút thời gian để giúp tôi thực hiện khảo sát này.