(Một câu chuyện đang nóng về tình hình bán hàng của DN)

Tôi ngồi giữa nhóm bạn chuyên gia thị trường thảo luận về tình hình bán hàng rất nóng, đang diễn ra khắp các nước Đông Nam Á và nhộn nhịp không kém ở Việt Nam, bán hàng đa kênh qua mạng xã hội. Mấy hôm nay đã nghe chuyện kể một chiều. Các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trung bình và nhỏ nói rằng họ hãi hùng, lo âu vì chậm có mặt trên mạng Tiktok, Facebook…thì coi chừng khách hàng của mình bị hút về chỗ khác và họ bỏ đi, lúc này mua bán đã khó mà người mua hàng bị kéo đi mất thì quá thảm, chẳng biết họ đi đâu, theo nền tảng nào mà vắng hoe…

Người mua thì như bị nghiện. Người bán thì chộn rộn, xôn xao…

Cô thợ làm tóc người Singapore, Yuki Chong, 48 tuổi, thừa nhận bản thân nghiện mua hàng qua các buổi phát trực tiếp và có thể chi 300-400 USD cho mỗi lần. Cô nói việc nhìn thấy lượt mua tăng nhanh trên màn hình điện thoại khiến bản thân cô sợ hết hàng, mất cơ hội với những khuyến mãi “sung” chưa từng có, vậy nên cô khó cưỡng lại những cám dỗ do ảnh hưởng của hội chứng FOMO (sợ bỏ lỡ)…

Hầu hết nhóm chuyên gia về thị trường-phân phối đều đồng ý, người Việt Nam mình rất ưa thích mua hàng trên mạng và gần đây, càng ưa thích kiểu "Mua sắm-giải trí".

Một báo cáo nghiên cứu thị trường mới nhất cho biết: 73,3% người dân Việt Nam dùng mạng xã hội. Và mỗi ngày họ bỏ ra 2g25 theo dõi mạng xã hội. Xem phim bộ cả ngày, cày game cả đêm, ngồi quán cà phê không ai nhìn ai mà cắm mặt vào màn hình-nhân vật thứ ba…là chuyện quá bình thường.

Từ việc ưa thích mua hàng online, nay đa số chuyển qua làm “người trong cuộc” online với những buổi livestreaming từ 9g tối đến 1g khuya mỗi ngày. Tưng bừng với những cuộc chạy đua không bỏ lỡ những cú click chốt đơn.

Không chỉ người mua hàng bị thu hút dữ dội mà người live streamer cũng thích thú khó cưỡng. Họ kể là, vui khó tả khi nhận được những lời bình, những câu hỏi có xen lẫn mô tả cảm xúc thật nhanh khiến họ bị kích động, họ thấy thiệt vui và hào hứng vì được kết nối thân tình, cả tin cậy nữa, của khách hàng. Ôi, mua bán bao lâu rồi, có bao giờ được gặp và trò chuyện gần gũi như thế , thân mật tin cậy nhau đến thế?

Nhớ lại, dù công ty có bỏ tiền tỷ làm chiến dịch tung sản phẩm mới với cuộc sampling hoành tráng đến mấy, quà tặng hấp dẫn mấy thì có bao giờ khách hàng dừng lại nghe, như uống từng lời mình nói, với say mê hứng thú lâu mấy tiếng đồng hồ như thế?

Cuối cùng, nhóm chuyên gia chốt hạ lời kết: tuần tới rủ Đặng Tiến Hoàng VirusS gặp lại mọi người, ít thôi, đông quá thì khó có cơ hội cho mỗi người một câu hỏi.

Song lại cũng có nhiều ý kiến trầm tĩnh hơn. Gặp VirusS và chia sẻ với anh những điều cần thiết để tổ chức livestreaming là hết sức cần. Đúng là, hiện nay, các doanh nghiệp đang chen nhau làm việc với từng chuyên gia về mục tiêu đẩy nhanh việc bán hàng hiệu quả.

Thực tế là ở Việt Nam mình, mức độ tiện lợi của mua hàng theo livestreaming cũng như các loại hình mua hàng online khác có khi còn cao hơn ở Singapore. Và người bán, khi đã quen là phải giữ uy tín nên chất lượng hàng hóa là ổn. Điều đó càng làm cho người Việt càng dễ cuồng mua sắm kiểu này.

Trước tình hình này, các chuyên gia thấy nên lưu ý: Doanh nghiệp phải đứng trước hai lựa chọn. Một là sẽ thử nghiệm với hình thức Livestreaming như một cuộc dạo chơi, hên xui. Hoặc là muốn biến nó trở thành một kênh bán hàng mới. Nếu lựa chọn số 2 thì nên bắt đầu ngay vì bạn sẽ có hàng trăm thứ khó khăn và mới mẻ phải xử lý và càng bắt đầu chậm thì càng bị lùi xa trong cuộc cạnh tranh gay gắt hiện nay. Thành lập một kênh bán hàng mới rất khác với một show bán hàng thông thường. Bán hàng tốt, thắng lợi thì ai mà không muốn, nhưng đâu ai muốn chỉ bán tốt một lần?

NHỘN NHỊP LÚC 0 GIỜ?