ĐÁNH TRỐNG KÊU OAN CHO…16 TỶ ĐÔ.
16 tỷ đô là kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam ra thế giới năm 2023. Với kim ngạch này, Việt Nam xếp hạng 6 trên thế giới về xuất khẩu gỗ. Ngành gỗ mang tiếng oan nhiều lắm, là mình chuyên phá rừng lấy gỗ. Phỏng vấn ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hawa, Hiệp hội chế biến gỗ và TCMN. TPHCM, chủ tịch công ty AA corp về cuộc cạnh tranh trên toàn cầu của ngành GỖ Việt Nam, tôi bất ngờ với lời KÊU OAN của ông và nhiều thông tin khác nữa từ thị trường.
BA MỤC TIÊU TIẾN BỘ CẦN THIẾT TRONG CUỘC CẠNH TRANH.
Gọi là cạnh tranh toàn cầu nhưng thực chất chính là cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngay tại Việt Nam thôi. Các doanh nghiệp này thường có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan và châu Âu và về con số thì họ chỉ chiếm 10% tổng số doanh nghiệp ngành này tại VN (gần 5.000 công ty) mà doanh số của họ thì lại đạt gần 50% tổng số xuất khẩu 16 tỷ và xét về những mặt hàng chế biến có giá trị gia tăng cao thì họ chiếm đến gần 70%.
Vì thế, thay đổi thực trạng canh tranh hiện nay chính là các mục tiêu hoạt động của HAWA. Thứ nhất là làm sao để giúp cho tỷ lệ các mặt hàng có giá trị gia tăng cao các doanh nghiệp Việt ngày càng tăng lên. Thứ hai là từ đó mà DN Việt giành lại được thị phần xuất khẩu các sản phẩm chất lượng cao từ các công ty FDI. Thứ ba là tăng tính hấp dẫn lực lượng trẻ tham gia đội ngũ kế thừa. Và thứ tư là nhiệm vụ chuyển đổi kép (cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh).
Trong tình thế hiện nay, đã đến lúc mà các doanh nghiệp FDI cùng với các doanh nghiệp Việt đã cùng ngồi với nhau vì tất cả phải chịu ảnh hưởng chung, từ vấn đề nguyên liệu, định giá…
Các doanh nghiệp FDI thường đến Việt Nam là tập trung làm thương mại, và họ quan tâm giá cả sản phẩm và lợi ích của họ là lợi ích toàn cầu từ thương mại.
Còn với doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta không có dời đi đâu được, chúng ta phải ở đây, cho nên việc tập trung vào cải tiến kỹ thuật, cải tiến năng suất, cải tiến sản phẩm, làm sao để cạnh tranh tốt hơn, để có giá trị gia tăng tốt hơn phải là mục tiêu hàng đầu nếu muốn tiếp tục tồn tại.
KHI SỒI VÀ ÓC CHÓ “NÓI CHUYỆN” VỚI CẨM LAI
Một bất ngờ nữa là xu hướng tiêu dùng mới trên toàn cầu và cũng ảnh hưởng tới gen Z, lớp trẻ của Việt Nam. Ông Quốc Khanh kể câu chuyện thú vị. Một bạn trẻ mang đến một khúc gỗ quí cẩm lai đòi bán cho ông. Bạn trẻ nói, đây là kỷ niệm của bà nội để lại nhưng bây giờ các bạn không biết làm gì với khúc gỗ quí này. Vì các bạn chỉ thích dùng đồ gỗ của Ikea hay các loại gỗ sồi…chứ không thích dùng gỗ cẩm lai nữa.
Ông Quốc Khanh từ chối mua khúc gỗ quí và giải thích thêm về một hiện tượng trên thị trường: xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của giới trẻ đang thay đổi mạnh mẽ. Họ thiên về sử dụng vật liệu không gây hại rừng và phải bảo vệ môi trường. Gỗ rừng trồng, như bắt buộc của các thị trường Âu-Mỹ gọi là: gỗ bền vững là ý nói về đặc điểm bảo vệ tính bền vững cho môi trường thay vì quan niệm truyền thống xưa cũ: gỗ quí truyền từ nhiều đời mỗi đời đều gìn giữ nguyên vẹn những khối gỗ quí này, nhưng gỗ đó liên quan đến việc lấy gỗ từ rừng thì chắc chắn là…không bền vững. Và lớp trẻ ngày nay đang thay đổi quan niệm mạnh mẽ, như xu hướng chung của toàn cầu.
Nhiều quan điểm thay đổi, yêu cầu phù hợp xu hướng chuyển đổi xanh đưa đến những câu chuyện rất thú vị.
Cuộc đối thoại giữa 2 thế hệ, 1 yêu thích gỗ, cẩm lai cẩn xà cừ… 1 với loại gỗ sồi, óc chó là rừng trồng là hết sức thú vị xuyên suốt trong cuộc trò chuyện.
Và thay vì mạnh miệng ghi công cho ngành gỗ vì thành tích đạt đến 16 tỷ xuất khẩu hạng 6 thế giới thì nên mạnh mẽ truyền thông giải oan cho ngành gỗ nước ta. Đánh trống giải oan cho ngành gỗ (thay vì đánh giá cao công tích của họ) là đúng xu hướng Chuyển Đổi Xanh và Phát triển bền vững của thế giới…