ẤN ĐỘ, MẮC XÍCH QUAN TRỌNG MỚI LÊN HẠNG TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TOÀN CẦU…
Chiều hôm qua, nhóm chuyên gia phân tích thị trường của cơ quan tôi (Trung tâm BSA ) đã tập trung phân tích một thông tin mới: Ấn Độ lên hạng trong chuỗi cung ứng.
Đó là kết quả cuộc thăm dò của 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới (Big 4) PricewaterhouseCoppers tức PwC vừa được công bố ngày 9/5 cho thấy: Ấn Độ sẽ trở thành mắt xích quan trọng thứ ba trong chuỗi cung ứng của các công ty trên toàn cấu, tức tăng hạng một bậc từ vị trí thứ tư.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu đang ngày càng tìm đến Ấn Độ và Đông Nam Á như những điểm đến thay thế trong chuỗi cung ứng, trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng xấu đi.
Cuộc khảo sát nhắm vào 150 giám đốc điều hành cấp cao trên khắp châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, cho thấy những nhà lãnh đạo này sẽ không rời xa hai cường quốc trong những năm tới, Nikkei Asia đưa tin.
Một sự lên xuống hạng thú vị: lâu nay người ta thường nghĩ, Trung Quốc, quốc gia sống nhờ sản xuất và xuất khẩu thì phải có chuỗi cung ứng toàn cầu tốt nhất. Không, chính là Hoa Kỳ mới xếp thứ nhất. Trung Quốc thứ nhì. Và Ấn Độ vừa lên hạng, thứ ba. Đức từ thứ 3 xuống thứ 4.
Đông Nam Á cũng sẽ tăng một bậc trong thứ tự chuỗi cung ứng lên vị trí thứ năm.
Theo khảo sát, Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tái cân bằng (trong đó có làn sóng các công ty đa QG tìm địa điểm thay thế) trong lĩnh vực sản xuất điện tử trong khi Ấn Độ sẽ hưởng lợi trong lĩnh vực sản xuất điện tử, dược phẩm và thiết bị y tế.
Trùng hợp thông tin này, ngay buổi sáng 9/5, Tổng Lãnh Sự Quán Ấn Độ tại TPHCM tổ chức cuộc họp giới thiệu Hội chợ quốc tế về Thực Phẩm Ấn Độ WFI 2024 tại New Delhi. Tôi được mời phát biểu về định hướng tập trung của cộng đồng Doanh Nghiệp HVNCLC vào 2 thị trường tỷ dân mà thị trường khá mới là Ấn Độ. Khá bất ngờ là từ gần 20 năm qua, có những doanh nghiệp Việt Nam đã chuyên tâm làm ăn với thị trường này, hình thành một cộng đồng không nhỏ, am hiểu và có không ít kinh nghiệm thị trường.
Khi tôi giới thiệu về cuộc hội thảo mà Hội DN Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao tổ chức vào cuối tuần này với chủ đề “Những nội dung quan trọng DN Việt Nam cần biết khi Kinh doanh tại Ấn Độ” thì các doanh nghiệp ngành thực phẩm Việt Nam tham dự cuộc gặp gỡ này rất quan tâm, hào hứng. Một số doanh nghiệp cà phê, bánh kẹo, thực phẩm chay, gia vị và có doanh nghiệp sản xuất nước mắm…cũng sôi nổi trao đổi về cơ hội thâm nhập thị trường và làm sao tổ chức đoàn doanh nghiệp dự Hội chợ trên.
Các doanh nghiệp đã hỏi tôi về các diễn giả sẽ trình bày tại hội thảo mà BSA tổ chức. Đó là các diễn giả sau:
1/Ông Chia Zhi Wei. 5 năm làm việc ở cơ quan xúc tiến thương mại và công nghiệp nhà nước Singapore- 2 năm làm việc tại Nam Ấn, tự vấn và hỗ trợ xuất khẩu di Ấn. Đề tài: Tổng quan thị trường Ấn. Đặc điểm và cơ hội thị trường.
2/Bà Sabrina Ho. 14 năm xúc tiến hỗ trợ DN tại New York, Ấn Độ.
Đề tài: Kinh nghiệm hợp tác làm ăn với các ngành của Ấn Độ.
3/ Đại diện đến từ Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII) CII là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, dẫn đầu ngành và được quản lý theo ngành, với khoảng 9.000 thành viên từ khu vực tư nhân cũng như khu vực công, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ và MNC.
4/ Đại diện Asean Business Partner (ABP) là một nhóm gồm các chuyên gia giàu kinh nghiệm có trình độ quản lý cấp cao. Có trụ sở tại Singapore, tổ chức này mong muốn trở thành đối tác đáng tin cậy cho các công ty quốc tế muốn thâm nhập và mở rộng tại ASEAN.
Tôi cũng đặc biệt mời đến hội thảo này hai doanh nhân Việt Nam nhiều năm làm ăn với thị trường này. Ông Đinh Vĩnh Cường (chủ tịch Câu Lạc Bộ Kết nói doanh nhân VIENC) và bà Nguyện thị Thu Hiền (Phó Tổng Giám Đốc CT Nhập Khảu của Phòng TM và CN Ấn Độ IICCI Việt Nam) đến chia sẻ các kinh nghiệm “thực chiến” với thị trường Ấn.
Với các chuyên gia quốc tế am hiểu thị trường, lại có thêm các doanh nghiệp Việt từng làm ăn lâu năm tại Ấn Độ trả lời các thắc mắc cụ thể , cuộc hội thảo về “Những diểu cần biết để kinh doanh với thị trường Ấn Độ” hứa hẹn sẽ có ý nghĩa chuẩn bị thiết thực cho những bước chân tự tin vào thị trường này, nhất là khi vai trò Ấn Độ tăng lên đáng kể trong chuỗi cung ứng toàn cầu.