THANH TRA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, LIVESTREAM?

THANH TRA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, LIVESTREAM?

Thương mại điện tử, giao dịch qua công cụ điện tử, sử dụng công nghệ mới là xu hướng đang phát triển mạnh mẽ, không thể đảo ngược. Quốc Hội đã nêu vấn đề này, nhìn nhận xu thế này đang phát triển rất nhanh. Có đại biểu cho rằng hiện nhiều các livestream bán hàng đã đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng và họ đã kê khai đóng thuế.

Livestream bán hàng đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây

Thông tin trên báo chí mấy hôm gần đây có phần tạo ra không khí sôi động trong việc dè chừng, thanh tra kiểm tra chặt chẽ hình thức bán hàng này. Quả thật đang có nhiều lo ngại từ tình hình các tổng kho biên giới đã được xây dọc suốt biên giới phía Bắc nước ta và đang tiến hành bán hàng xuyên biên giới khá mạnh.

Tuy nhiên, cũng thông tin trên báo, qua việc “rút tít”, nhấn mạnh các ý kiến của lãnh đạo chính phủ bằng các tựa tin được tô đậm, ta thấy dường như có sự “chênh” nhau giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương và Thủ tướng chính phủ: Bộ trưởng Bộ Công Thương thì cho rằng “khó kiểm tra”, sau đó Thủ tướng lại yêu cầu kiểm tra chặt chẽ việc livestream bán hàng.

Ý kiến Bộ trưởng Bộ Công Thương về vấn đề này:  Việt Nam đối mặt nhiều thách thức trong thương mại điện tử, người tiêu dùng đối mặt với mất an toàn dữ liệu cá nhân. Hàng giả, hàng kém chất lượng... đổ bộ vào nước ta, ảnh hưởng tới doanh nghiệp sản xuất, tiêu dùng.

"Khó quản lý hoạt động livetreams bán hàng trên thương mại điện tử" - Bộ trưởng Diên nói, đồng thời khẳng định, việc quản lý này muốn hiệu quả phải có sự tham gia của nhiều bộ, ngành liên quan.

Còn Thủ tướng thì chỉ đạo qua công điện mà Thủ tướng ký ngày 6/6. Hình thức bán hàng qua livestream, đặc biệt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử ngày càng phổ biến. Để siết quản lý thuế với loại hình này, tại công điện hôm nay, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính tăng thanh, kiểm tra với hoạt động này.

Thực ra chúng ta thấy, tất cả hoạt động livestream bán hàng, mua bán qua sàn thương mại điện tử đều đang diễn ra “công khai dưới ánh mặt trời”, ồn áo, náo động. Nếu không có công điện, không có đại biểu Quốc Hội bức xúc nêu ý kiến tại diễn đàn, các cơ quan chức năng có làm việc quản lý của mình không?

Điều này, thiết nghĩ, Thủ tướng cần thanh kiểm tra trước. Xem chức năng của các Bộ Ngành đã được thực hiện ra sao? Phải chăng có những lúng túng nhất định về hiểu biết, nắm vững kỹ thuật và cả nhiệt tâm để quản lý chặt hoạt động sẽ là xu hướng mới mạnh mẽ sắp tới?

"Thời gian tới, Bộ Công thương sẽ bổ sung các quy định xác thực tài khoản người bán hàng là cá nhân trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội. Đồng thời tích cực rà soát các trang mạng, ứng dụng thương mại điện tử trong việc tuân thủ pháp luật", Bộ trưởng khẳng định.

GIẢI PHÁP

Nhóm chuyên gia nghiên cứu thị trường của BSA đã có nhiều phiên họp “sốt dẻo” về việc này. Đã tổ chức nhiều hội thảo, khóa tập huấn để doanh nghiệp hiểu và sử dụng được các công cụ mới này.

Chuyên gia nhượng quyền Nguyễn Phi Vân có ý kiến và các thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu đều đồng tình. “Để phát triển kinh tế sáng tạo, bất kỳ quốc gia nào cũng phải khuyến khích công nghệ mới, cách tiếp cận mới, mô hình kinh doanh mới. Khi đã mở rộng và khuyến khích cái mới, đương nhiên về mặt chính sách, luật pháp cần phải có không gian riêng dành cho sự thử nghiệm, theo dõi, đánh giá để đưa ra khung pháp lý và quản lý phù hợp. Trong kinh tế sáng tạo, không ai không biết cụm từ “sandbox”, tạm dịch là cơ chế và không gian thử nghiệm. Đây là cơ chế được các chính phủ dành riêng cho những công nghệ và mô hình kinh doanh mới như công nghệ tài chính (fintech), công nghệ chuỗi khối (blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI), vv. Thông thường, khi đã hình thành cơ chế sandbox và cho phép các mô hình kinh doanh mới được thử nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định để hiểu hết về cách vận hành cũng như rủi ro có thể xảy ra, chính phủ thường sẽ dựa trên những quan sát và báo cáo thực tế này để quyết định chính sách và cách quản lý đối với công nghệ và mô hình mới trước khi cho phép mở “room”, nới rộng không gian triển khai trên thị trường. Nhà nước vì vậy cần "chuyển động" trước cùng kinh tế sáng tạo chứ không nên “phản ứng” một cách thụ động sau khi rủi ro và thiệt hại đã xảy ra.

Trong trường hợp của mô hình bán hàng qua livestream cũng vậy. Sau một thời gian mô hình này được triển khai thực tế, nhà nước và các cơ quan quản lý trực tiếp các doanh nghiệp sở hữu nền tảng livestream cần có những nghiên cứu, đánh giá, và nhận định vấn đề cụ thể từ thông tin dữ liệu thu thập được để đưa ra cơ chế và chính sách toàn diện, phù hợp nhất nhằm quản lý chặt chẽ nhưng vẫn khuyến khích hình thức này phát triển. Bất kỳ mô hình kinh doanh mới nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Do đó, các biện pháp quản lý không nên dựa trên việc phản ứng nhất thời với những biểu hiện trên bề mặt mà cần có chính sách và cơ chế toàn diện, phù hợp với sự phát triển của ngành trong tình hình hiện tại.” “”

Một chuyên gia “thực chiến” tức đang huấn luyện đội ngũ, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động này là Phạm Trọng Chinh nói rõ hơn:

“TMĐT là thứ có hệ thống nhất, data dễ kiểm soát nhất mà không kiểm soát được thì bó tay

Tiktok và Facebook họ còn thống kê chi tiết từng phiên doanh thu bao nhiêu, DN nào bán, thì có lí do gì đâu mà không quản, không thu thuế được”.

Như vậy, cần xem lại các quản lý của những cơ quan chức năng liên quan từ bao lâu nay và chấn chỉnh các hoạt động nếu như có biểu hiện chưa quản lý đúng mực, đúng pháp luật và hiểu quả. Các giải pháp mà Thủ tướng chỉ đạo qua công điện cũng cần được đưa ra đồng bộ, tránh tình trạng “chấp hành mạnh” nhưng…mạnh ai nấy làm