STORRY-TELLING NGHĨA LÀ… HIỂU ĐỂ THƯƠNG ?

STORRY-TELLING NGHĨA LÀ… HIỂU ĐỂ THƯƠNG ?

Bài nói chuyện sáng nay, thứ bảy 6/7/2024, của mình là bài thứ tư (mỗi tháng một bài) với nhóm các CEO xuất sắc tham gia chương trình Go Global nhằm đào tạo các leader sẽ nhượng quyền ra thế giới. Ba bài trước là : Xây dựng thương hiệu cá nhân - Rèn kỹ năng viết - Rèn kỹ năng nói và sáng nay, story-telling, là bài mình cần ít thì giờ chuẩn bị nhất mà trình bày lại lai láng, đầy cảm hứng.

Bài có 5 phần:

  • Why story-telling?
  • Mô hình xây dựng một bài story-telling
  • Những điều nên tránh
  • Storry-telling, thích ứng với thời đại kỹ thuật số như thế nào?
  • Các yếu tố chính để story-telling thành công.

Mình trình bày một hơi, nêu thật ít ví dụ để dành thời gian cho các bạn làm bài tập, mỗi bạn sẽ thử làm một mẫu story-telling cho chính thương hiệu của mình. Nhưng nhà tổ chức Nguyễn Phi Vân chặn lại, yêu cầu người mentor hãy ví dụ một mẫu mà chính mình đã hay định xây dựng một thương hiệu nào đó.

Mình có mang "đạo cụ" theo, đó là một cặp mắt kính gảy gọng tới 2 lần và mình kể câu chuyện story-telling về thương hiệu của “Mắt kính Sài Gòn” (câu chuyện của mình với cửa hàng này, theo mình, là có thể làm một story-telling hay, nhưng đó mới là suy nghĩ của riêng mình, doanh nghiệp lại không bận tâm)

Câu chuyện thật có liên quan ông bạn cùng nhà đã đi xa của mình. Sao có 2 bạn học viên chậm nước mắt khi mà mình cố gắng kềm chế cảm xúc và không bị nghẹn lại giữa chừng?

Phần mình thích nhất là phần các bạn làm bài tập tại chỗ: tự kể câu chuyện cho thương hiệu của mình. Một bạn là sáng lập viên của chuỗi “Burger Việt” rất thành công. Một bạn là CEO của chuỗi Phở S-Sâm Ngọc Linh. Một bạn khác là chủ của chuỗi Phúc Tea, vừa nhượng quyền tại Philippines (thương hiệu mua master franchise là chuỗi quán trà Philippines, tên mới của họ là Happitea). Một bạn đã nhượng quyền cho nhiều doanh nghiệp trong nước là chuỗi “Mẹ và bé” đã định hình và rất chuyên nghiệp. Câu chuyện của chuỗi dịch vụ giặt ủi cũng đặc sắc. Câu chuyện nào cũng hay.

Bạn Phi Vân nói, chính là qua cuộc thử làm bài tập hôm nay, có thể thấy mỗi doanh nghiệp chưa thật gắn bó đủ sâu, đủ “hiểu để thương” với đối tác và cả với khách hàng của mình. Bởi nghe kể mới sơ lược là đã thấy mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện thật rất hay, rất sống động sẽ xây thành những câu chuyện thương hiệu rất hiệu quả.

Mình thực sự cảm nhận rằng mỗi bạn đều có khả năng quản trị khá ổn và đều có những câu chuyện thực tế rất xúc động và sâu sắc. Storry-telling cuối cùng không phải chỉ giúp tiếp thị thương hiệu cho mỗi DN mà chính là giúp các bạn quản trị doanh nghiệp tốt hơn, chăm sóc khách hàng gắn bó, chu đáo hơn bởi càng hiểu thì mới càng thương để xây nền bền vững cho thương hiệu mình.

Danh sách các bài viết gần nhất: