SIẾT CHẶT MẠNG XÃ HỘI CHỐNG LỪA ĐẢO Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM

SIẾT CHẶT MẠNG XÃ HỘI CHỐNG LỪA ĐẢO Ở ĐÔNG NAM Á VÀ VIỆT NAM

Bản tin tuần này của tôi có thông tin về tình hình 2 nước, Malaysia và Singapore đã đưa ra những qui định mới siết chặt quản lý mạng xã hội và cả các trang thương mại điện tử.

Tôi tổng hợp một số tình hình ở các nước Đông Nam Á và thảo luận cùng hai nhà báo công nghệ là Hồ Nguyên Thảo và Đồng Phước Vinh để ghi nhanh tình hình này.

CÁC QUI ĐỊNH VÀ TÌNH HÌNH Ở MALAYSIA VÀ SINGAPORE.

Đối với Malaysia: Ủy ban Truyền thông và đa phương tiện Malaysia (MCMC) có kế hoạch sẽ cấp phép cho các nền tảng có hơn 25% dân số Malaysia sử dụng, tương đương 8 triệu người. Chính phủ sẽ ban hành cơ chế “kill switch” nhằm xóa nội dung được coi là gây tổn hại “nghiêm trọng”. Như vậy, các trang như Facebook, X (Twitter trước đây), TikTok và ứng dụng nhắn tin WhatsApp sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.

Theo đó, Facebook có khoảng 25 triệu người dùng ở Malaysia và tỷ lệ tuân thủ là 85%; Instagram là 88% và WhatsApp là 79%. Tỷ lệ tuân thủ của TikTok là 76% và Telegram là 65%. Nền tảng X (Twitter trước đây) thấp rước đây là Twitter] với 25%.

Dựa trên các cuộc điều tra về tội phạm thương mại của Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, Bộ Truyền thông kết luận rằng lừa đảo xảy ra với tần suất lớn trên Facebook, phần lớn là các vụ lừa tình và lừa đảo về đầu tư.  Trên TikTok là bắt nạt trên mạng, có khi nạn nhân phải tự tử.

Lừa đảo trực tuyến trực tuyến, cờ bạc và phát tán thông tin cá nhân nhạy cảm thông qua "doxxing" - hành vi đưa thông tin cá nhân của nạn nhân lên mạng - chủ yếu được tìm thấy trên Telegram. Các tài khoản X liên quan chủ yếu đến nạn bắt nạt trên mạng và khiêu dâm.

Còn với Sinagapore.

Tháng 6-2024, Singapore đã yêu cầu các trang mạng xã hội và thương mại điện tử phải “tích cực phát hiện và chống lại các hoạt động lừa đảo, nội dung độc hại”. Bộ Nội vụ Singapore vào tháng trước đã ban hành quy tắc “xác minh danh tính của người bán có rủi ro tiềm ẩn cao” đối với các giao dịch mua bán trên Facebook và trang mua bán đồ cũ Carousell. Hai trang này chiếm hơn 70% tổng số vụ lừa đảo trực tuyến tại Singapore trong năm 2023.

Theo quy định mới, nhà bán hàng phải được các nền tảng xác minh theo các quy định của nhà chức trách. Nếu số vụ lừa đảo không giảm vào cuối năm 2024, Bộ Nội vụ Singapore sẽ yêu cầu các nền tảng xác minh tất cả mọi người bán hàng.

Các quy định này là một phần của Đạo luật về tác hại hình sự trực tuyến, được Quốc hội Singapore thông qua vào năm ngoái. 

LƯỚT QUA TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MẠNG XÃ HỘI Ở CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á KHÁC.

Indonesia: Có luật thông tin và giao dịch điện tử (UU ITE), qui định các yêu cầu về nội dung trực tuyến để ngăn chặn phỉ báng, ngôn từ kích động thù địch và thông tin sai lệch.

Cũng có qui định rõ, chính phủ có thể chặn các trang web và nền tảng truyền thông xã hội có chứa nội dung bị cấm.

Chính phủ có hợp tác với các công ty truyền thông xã hội để quản lý gian lận và thông tin sai lệch.

Trong khi đó, với  Thái Lan thì nổi bật là Luật về tội phạm máy tính, nhằm mục tiêu vào nội dung trực tuyến bị coi là xúc phạm đến chế độ quân chủ, đe dọa đến an ninh quốc gia và thông tin sai lệch.

Ngoài ra Thái Lan có áp dụng hình phạt đối với những cá nhân phát tán thông tin sai lệch.

Campuchia có quy định về mạng xã hội với luật mới nhằm ngăn chặn tin giả và bảo vệ an ninh quốc gia.

- Giám sát và có thể kiểm duyệt các nền tảng mạng xã hội.

VÀ CÒN TÌNH HÌNH CỦA VIỆT NAM?

Facebook tiếp tục duy trì vị trí mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam với gần 90 triệu tài khoản, tỷ lệ 89,7%. Tiếp sau đó là Zalo với 88,5%, TikTok với 77,8%, Instagram với 47,6%, X với 31,2% và Pinterest 20.3%.

Nhưng ngoài chuyện quản lý thuế, các vụ lừa đảo trực tuyến, bắt nạt mạng, chuyện “mát mẻ” và doxxing hoàn toàn bị bỏ quên ở Việt Nam.

Một hội thảo an ninh mạng vào tháng 5-2024 vừa rồi cho thấy tỷ lệ người dùng nhận các tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo ở Việt Nam là 73%. Trong 1.500 vụ lừa đảo mạng bị truy tố trong năm ngoái, theo Bộ Công an, tổng số tiền thiệt hại là 8.000-10.000 tỉ đồng.

Con số này thấp hơn rất nhiều so với 16,2 tỉ đô la mà Liên minh Chống lừa đảo toàn cầu (GASA) công bố hồi tháng 1-2024. Nhưng thật sự đáng ngại bởi người dùng mạng xã hội Việt Nam là những đối tượng dễ bị tổn thương và mất mát nhất.

Một sự việc mới đây là thời sự sự trên mạng. Hôm thứ 6 tuần này (26-7), mạng xã hội ở Việt Nam rúng động với thông tin một cô gái đã làm lây nhiễm HIV cho 16 người, đa số là nhân viên một tập đoàn điện tử lớn của nước ngoài đầu tư ở tỉnh Thái Nguyên. Tác giả bài viết trên Facebook này đăng tải cả hình ảnh cô gái kèm theo danh sách liệt kê đầy đủ tên tuổi, nơi làm việc của những người nhiễm HIV, vì vậy thông tin này đã tạo ra làn sóng chia sẻ, đăng lại tràn ngập mạng xã hội chỉ sau khi xuất hiện vài giờ đồng hồ.

Ngày sau đó, công an tỉnh Thái Nguyên đã tìm ra chủ tài khoản Facebook đăng thông tin trên. Người này thừa nhận đã đăng tin sai sự thật, viết bài đính chính và bị phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng về hành vi "cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân".

Thử hình dung cô gái bị đăng ảnh đã phải khốn khổ, hoảng loạn ra sao khi bị bôi nhọ, vu khống như vậy. Hậu quả để lại thật khó lường cho cô gái này vì dù thông tin từ tài khoản Facebook nói trên bị gỡ bỏ thì vẫn còn hàng ngàn bài đăng khác vẫn còn đâu đó trên mạng xã hội, đặc biệt là nếu chủ tài khoản là người sống ở nước ngoài, ngoài tầm với của cơ quan chức năng Việt Nam.  

Malaysia dự kiến ban hành cơ chế “kill switch” nhằm buộc các nền tảng xóa nội dung được coi là gây tổn hại “nghiêm trọng”, còn Singapore thì đã có Đạo luật về tác hại hình sự trực tuyến. Cả hai biện pháp này đều có chung một mục tiêu là buộc các mạng xã hội phải có  biện pháp phòng chống lừa đảo, nội dung độc hại.

Đây cũng là điều Việt Nam nên hướng tới, đặc biệt là cần coi trọng việc bảo vệ nhân phẩm con người trước các thông tin độc hại như trường hợp cô gái ở Thái Nguyên nói trên.

KẾT LUẬN

Hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một phần phổ biến và có ảnh hưởng trong xã hội hiện đại, tác động đến mọi thứ từ các mối quan hệ cá nhân đến chính trị quốc gia. Quy định về phương tiện truyền thông xã hội là một vấn đề phức tạp có ý nghĩa quan trọng.

Khảo sát qui định quản lý mạng xã hội của các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các nước tiến tiến khác, chúng ta thấy nổi bật các vấn đề: sự cân bằng giữa bảo đảm an ninh quốc gia và và tự do công dân; Mối quan ngại về quyền riêng tư dữ liệu, và vấn đề mối quan hệ giữa tiêu chuẩn toàn cầu so với tiêu chuẩn địa phương

Vấn đề vai trò mạng xã hội khi sự có mặt của mạng XH ngày càng quan trọng, đặt ra trách nhiệm giải trình của các công ty truyền thông xã hội nên minh bạch về chính sách kiểm duyệt của mình và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Cần có các hướng dẫn và quy trình rõ ràng để xóa nội dung và kháng cáo.

Tóm lại, việc quản lý hiệu quả mạng xã hội vẫn là một thách thức quan trọng trên toàn cầu. Việc cân bằng giữa an toàn, an ninh mạng, quyền riêng tư và quyền tự do ngôn luận đòi hỏi các chính sách tinh tế thích ứng với công nghệ đang phát triển và nhu cầu của xã hội. Ở Đông Nam Á, việc thúc đẩy văn hóa tình nguyện và tác động xã hội sôi động có thể đạt được thông qua các phương pháp tiếp cận sáng tạo và các chiến lược tương tác có mục tiêu. Đối với Việt Nam, việc tận dụng công nghệ và thu hút thanh thiếu niên thông qua các câu chuyện có sức ảnh hưởng và các cơ hội tình nguyện linh hoạt có thể tăng cường đáng kể các sáng kiến tác động xã hội.