QUÊ HƯƠNG CỦA 3 VỊ HIỀN TÀI TÔN QUÍ

QUÊ HƯƠNG CỦA 3 VỊ HIỀN TÀI TÔN QUÍ

"Giá trị một con người không phải là chức quyền, tài sản hay ngay cả tài năng và trí tuệ. Theo tôi, giá trị con người là tổng số hạnh phúc mà họ mang lại cho người khác...".

Bài toán cộng ấy, hai vợ chồng trẻ Trần Anh Thuy-Lê Thanh Trúc đã "thực thi" suốt 20 năm qua, từ làng nghề Phú Lễ, huyện Ba Tri, Bến Tre. Ct CP Rượu Phú Lễ được bình chọn Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao nhiều năm rồi nhưng câu chuyện của serie 5W1H sáng hôm qua lại là về chuyện nghĩa nhân, chuyện làm thiện nguyện mà họ lặng lẽ theo đuổi bền - lâu lắm rồi.

Trúc mở 2 doanh nghiệp xã hội: Biz Educo chuyên giáo dục hướng nghiệp và nhân sinh quan, giúp các bạn trẻ khó khăn và cty Việt Nam Ecolife, chuyên du lịch cộng đồng và các hoạt động xã hội.

Điều tôi quí trọng nhất ở ông bà chủ trẻ này là hoạt động văn hóa của họ. Nuôi dưỡng và phát triển điệu "hát sắc bùa" để ngày Xuân đến thăm nhà nhau, hát lên những lời chúc an lạc, hạnh phúc thiệt dung dị dễ thương.

Trong suối nguồn văn hóa bát ngát của Ba Tri và của Bến Tre, tôi nhận ra một "gia tài" vô giá, Bến Tre là quê hương của 3 vị hiền tài: cụ Đồ Chiểu, cụ Phan Thanh Giản và cụ Võ Trường Toản.

Câu chuyện của thầy giáo mù Nguyễn Đình Chiểu thì tôi đã kể hôm thực hiện tập 3 mùa hai của chương trình Kịch và Nghệ nên xin kể ở đây chuyện về ông Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản. Ông Phan Thanh Giản, nhà ngoai giao, chính trị với chức quan kinh lược thay mặt triều đình cai trị các tỉnh Nam Kỳ. Ông từng bị kết tội bán nước khi giao thành và các tỉnh cho giặc Pháp. Song tôi tin vào nhận định sáng suốt của ông Võ văn Kiệt về ông: ông là người yêu nước, thương dân mà không làm tròn phận sự. Ông đã tự làm án cho mình (và tự thi hành án luôn - ý kiến tôi) khi giao đất, giao thành cho giặc. Ông một đời thanh sạch, liêm khiết. Hai con trai ông là Phan Tôn, Phan Liêm tham gia khởi nghĩa chống giặc. Tôi (ông Võ văn Kiệt) đã đến viềng mộ và lạy ông và yêu cầu trùng tu lại mộ phần và nơi thờ ông.

Còn nhớ câu nói khẳng khái của ông " Cờ tam sắc của giặc không bao giờ được phất phới bay trên thành lũy khi mà Phan Thanh Giản còn sống".

Tôi đọc đoạn sử liệu này, thầm mừng cho Ba Tri, Bến Tre là đất thiêng sản sinh nhân vật (đầy tranh cãi) nhưng rất tôn quí này, nhất là khi rõ thêm, cũng vào năm ông tự vẫn, khi 3 tỉnh Đông Nam Kỳ rơi vào tay giặc, ông đã chỉ đạo ông Nguyễn Thông phải bốc mộ, mang hài cốt cụ Võ Trường Toản về an táng tại quê nhà Ba Tri. Ông Võ trường Toản, ông Tổ của toàn nền giáo dục Nam bộ không phải là thầy của cụ Phan nhưng cử chỉ " tôn quí người thầy" của dân, cho thấy tầm vóc lừng lững của ông.

Còn nhà bác học Petrus Ký đã dành cả đời tìm hiểu và hết lòng phát triển Việt Ngữ. Giỏi nhiều ngoại ngữ, đến nhiều quốc gia trên thế giới khi triều Nguyễn quay lưng với đà phát triển công nghệ -khoa học thế giới, ông đã biên soạn các tạp chí Văn, Sử, Địa đầu tiên cùng với gần 50 tác phẩm để giúp việc nghiên cứu và lưu giữ sau này.

Nhiều chi tiết đặc sắc liên quan đến hoạt đông và công trình của nhá bác học này còn cần hậu thế thấu hiểu. Tôi hi vọng Vina Ecolife sớm tổ chức các tour du lich về thăm các di tích lịch sử của 3 vị hiền tài này để người trẻ hiểu quê hương mình và chính mình hơn.