PHẢI THẤY LÀ TEMU ĐÃ HIỆN DIỆN VÀ KINH DOANH Ở VIỆT NAM RỒI
Lại Temu nữa? Tôi đọc một còm của cô chủ CT trái cây cuộn Tư Bông: cô nhắc Temu hoài đến nỗi con tìm hiểu và cũng tải app của nó rồi, thì tôi hơi giật mình. Mình thúc giục cô ấy mua hàng Temu sao? Nhưng gần đây, tin nhắn của doanh nghiệp (DN và người tiêu dùng (NTD) dồn dập tới, và tuần qua, có 5 đơn vị báo chí (một báo điện tử, một đài truyền hình và 3 tờ báo lớn) liên tiếp yêu cầu tôi nêu ý kiến về tình hình “càn quét” của hàng giá rẻ TQ. Huống chi hãy xem thực tế. Chuyện tôi kể trên Tiktok: “Shein, Temu và người bán hàng thời trang ở Quãng Châu" mới 4 ngày đã có hơn 600.000 người xem. Và trước đó, chuyện kể “Shein gây nguy hiểm cho người tiêu dùng” trong vài ngày, đã có 3 triệu 1 trăm ngàn người nghe.
Nên hôm nay tôi lại phải viết về Temu, mối quan tâm chiếm cứ đầu óc tôi gần đây.
Tuy Temu chưa chính thức tuyên bố hoạt động tại VN nhưng họ đã hoạt động và quảng cáo dồn dập kiểu bỏ bom, làm cho người tiêu dùng Việt vốn hay tò mò đã NGẠC NHIÊN và HOANG MANG. Và tất nhiên tâm trạng DN Việt chuyển xấu nhanh. Ông Phan Đăng Tuất, chủ tịch Hội doanh nghiệp hỗ trợ nói tại hội thảo ngày 18/10 ở Hà Nội: "Họ bán hàng hóa giá rẻ hơn chúng ta và không thu tiền ship… Nhiều doanh nghiệp trong nước đang lo sợ điều này sẽ tác động tiêu cực đến họ. ..Đây là những rủi ro mà doanh nghiệp đang lo sợ, "chứ rủi ro về chuyển đổi xanh với chuyển đổi số thì giờ…còn xa tít". Có mấy điểm mới của tình hình:
1/ Sở Công Thương TPHCM vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Công Thương xử lý nhiều vi phạm, đặc biệt là nạn quảng cáo, khuyến mãi trên các nền tảng Thương mại điện tử xuyên biên giới đã xảy ra cần phải chế tài”. Mấy doanh nghiệp gửi bản tin này (của Tuổi Trẻ) cho tôi, có người còn tán thán, nói đúng nhưng có vẻ bị outdate rồi hả chị?
Nhưng tôi nghĩ, không, họ làm đúng chức phận quản lý, chứ không phải hiện có một khu vực thị trường bán lẻ nào đó đã không còn quản lý gì nữa?
Cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương đòi thi hành luật pháp quản lý kinh doanh là đúng rồi. Đó là nền tảng, cơ sở để đảm bảo luật pháp nhà nước chứ? Mọi thành tố tham gia thị trường đều phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật, không thiên vị và không hoảng sợ. Doanh nghiệp Việt nam vất vả lao đạo thực hiện cho được dù muôn vàn khó khăn trước nạn sức mua giảm mạnh thì tất cả doanh nghiệp mua bán trên thị trường này cũng phải thi hành luật pháp chứ?
DN liên tiếp gửi câu hỏi cay đắng cho tôi, không được khuyến mại quá 50%, ghi nhãn đúng, xem xét nghiêm cả nhãn phụ. Giám sát chặt chẽ phạt năng vi phạm chất lượng. Đóng đủ thuế, sơ xuất là bị cấm xuất cảnh, đóng đủ các chi phí môi trường, PCCC …
2/ Và họ gửi tôi bài phỏng vấn thứ trường Nguyễn Sinh Nhật Tân, người phát ngôn BỘ Công Thương. Ông nói rất xác đáng “tất cả ai muốn kinh doanh đều phải đăng ký và cơ quan chức năng đều đánh giá tác động việc họ kinh doanh”. Nhưng DN xôn xao về điều ông nói: Ông ngạc nhiên sao giá họ bán quá rẻ. Họ biết ông là Cục trường Cục cạnh tranh BỘ CT 3 năm trước khi lên thứ trưởng mà. Một DN trấn an tôi, ông Tân nói thế thôi chứ đằng sau hai chữ ngạc nhiên đó, cơ quan giám sát cạnh tranh đã phải nắm chắc hết chứ chị, có phải ai muốn “đánh úp” cũng được đâu, lo gì?
-Tuy nghe vậy, tôi và nhiều DN đang thấy, họ kinh doanh kiểu cho khách hàng từ VN đăng ký mua trực tiếp nhà sản xuất ở TQ, rồi họ vận chuyển và miễn phí vận chuyển, vậy biên giới quốc gia ở đâu? Làm sao bảo đảm dân VN không tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng khi chẳng có đăng ký, giám sát gì hết? Và tình trạng mất bảo mật data và quyền riêng tư của người tiêu dùng VN cũng như các cơ quan quản lý VN, ai chịu trách nhiệm?
Tôi buộc phải nghĩ, BỘ Công Thương nói là “ngạc nhiên” thế thôi chứ vấn đề tầm cỡ sống còn của nền sản xuất quốc gia thì Bộ đã làm trách nhiệm của nhà quản lý rồi chứ?
Nhìn ngay vào khâu chính sách thì chắc chắn đã có cả một “hệ sinh thái” những việc CÓ THỂ LÀM & PHẢI LÀM rồi chứ, khi hàng Temu “cướp cò” đã thản nhiên ship tới nhà nhiều NTD Việt nam rồi?
3, Đối phó. Sức “hủy diệt” của Temu với doanh nghiệp một số ngành đã thể hiện Báo Tuổi Trẻ đã đăng lời tự thuật can đảm của cô chủ chuỗi cửa hàng may cô vừa đóng cửa vì áp lực hàng TQ giá rẻ. Thảm trạng tiêu thương đang đổ xô đi bán hàng Tàu và hàng loạt cơ sở sản xuất cung cấp quần áo…cho các siêu thị phải dẹp tiệm…Những chuyện thật ở những phút đầu tiên đó buộc chúng ta phải nhìn nhận, chuyện này là chuyện nước sôi lửa bỏng rồi, không thể cứ từ từ, để xem xét rồi mới xử lý…trong khi hàng hóa của họ tràn ngập, quảng cáo của họ tràn lan trên các mạng xã hội.
Chuyện căn bản thực hiện quyền quản lý nhà nước là: Nhà nước cần làm với công ty TQ đúng như những gì đang thi hành luật pháp với DN. Việt Nam: thu thuế không sót đồng nào, kiểm tra chất lượng sản phẩm, qui định về giá, khuyến mãi…sao cho môi trường kinh doanh công bằng. Lâu nay, “nghiêm khắc” với DN Việt thế nào thì hãy “dám” làm vậy và làm được với Temu, đó là chức trách với quốc gia.
4./ VẤN ĐỀ SỨC ĐỀ KHÁNG CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT
Cũng phải thấy rằng bên cạnh những giải pháp NHANH & GẤP để giữ quyền quản lý đó thì còn chuyện xa hơn, căn cơ hơn là làm sao tăng cường SỨC ĐỀ KHÁNG cho DN Việt. Thị trường cạnh tranh còn phức tạp, diễn biến khó lường, nên nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng bán hàng…mới là chuyện sống còn lâu dài. Cái này phải NGHĨ THỰC, LÀM THỰC, và làm nhanh, đừng chỉ nói suông, hô hào, hứa hảo? Dĩ nhiên: không đủ tiền, không đủ người, không biết cách làm, thì Bộ Công Thương phải kêu gọi xã hội giúp mình, các chuyên gia, hiệp hội…giúp mình.
- Quốc hội đang họp, nếu cần có những biện pháp gì để bảo vệ doanh nghiệp VN, bảo vệ quyền quản lý nhà nước của mình thì nhất thiết nên tận dụng. Chuyện nóng bỏng này xứng đáng là một chủ đề được thảo luận mạnh mẽ ở nghị trường.
- Về logistic. Bộ Công Thương có sức mạnh để huy động và tổ chức để giúp doanh nghiệp.
- Về Thương Mại điện tử: đây là khâu chuyên môn rất hệ trọng, cần phản ứng nhanh kiểu dập lửa nhà cháy, với những biện pháp nhanh, mạnh như …điện, không thể hành xử như người làm việc hành chánh. Đây là tiền phương của mặt trận bán lẻ. Các công ty công nghệ giỏi của Việt Nam không thiếu, sao Bộ Công Thương không mời và thảo luận với họ?
Nói chung, Các Bộ, ngành của VN phải thay đổi, phải thấy mặt trận đã cháy phừng phừng và nếu không xông vô dập lửa thì doanh nghiệp dần dần sẽ lịm đi và rồi sẽ chết hàng loạt. Rồi nền kinh tế sẽ suy sụp, nạn thất nghiệp tràn lan thành các vấn đề xã hội, chính trị, khi đó thì cứu vãn không kịp.
Với Hội HVNCLC, từ nửa đầu năm 2024, chúng tôi đã liên tiếp cảnh báo và nhận được phản ứng khá…chậm rãi. Chúng tôi tổ chức thảo luận với nhiều Hiệp Hội và Hội, cùng với các chuyên gia nghiên cứu mô hình thương mại điện tử của Trung Quốc đang làm mưa làm gió toàn cầu. Và sau liên tiếp nhiều tháng, các chuyên gia chúng tôi đã dự đoán cách thức họ sẽ bước vào thị trường Việt Nam thế nào, tác động ra sao. Chúng tôi tạm chia các phân ngành, doanh nghiệp thành làm 3 loại, dựa theo những gì đã xảy ra tại các nước khác cũng như đặc thù của thị trường Việt Nam (và bước đầu, thực tế đã cho thấy nhận định này khá sát):
1. Nhóm hàng bị “cảm mạo”: là những phân ngành và DN tạm thời chưa bị tác động hoặc tác động ít. Kiểu uống kháng sinh sẽ khỏi, có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.
2. Nhóm phải nhập viện: là những phân ngành, DN tác động tương đối rõ, chủ yếu là người tiêu dùng không thể một sớm một chiều chuyển sang hàng giá rẻ, nhưng doanh thu đã thấy tác động rồi. Cần phải gấp gáp chuẩn bị, chạy nhanh, phản ứng mạnh nếu muốn tồn tại.
3. Nhóm ICU – cấp cứu đặc biệt: nhóm này sẽ nhóm có thể bị chết trong vòng 1 – 2 năm đầu, khi mà người tiêu dùng sẽ đổ xô sang hàng giá rẻ Trung Quốc và hầu như ít sức kháng cự.
Mỗi nhóm sẽ cần một giải pháp riêng, hỗ trợ riêng. Mong sao Bộ Công Thương, các bộ và các cơ quan nhà nước cũng phải thấy như vậy để mà giúp DN.