
Sáng nay tôi đọc một Chỉ thị mới của Thủ tướng mà lòng mừng khấp khởi. Có thế chứ. Đây, ngày 25/3/2025, Thủ tướng ký chỉ thị thúc đẩy phát triển DN (CT số 10/CT-TTg) . Vừa buông bản Chỉ thị ra thì thấy cùng lúc trên bàn có văn bản Dự Thảo số 4 (tức Bộ Y Tế đã dự thảo trình Chính Phủ đến lần thứ 4) mà cũng trình đúng ngày 25/3/2025, là Dự thảo để sửa đổi nghị định 15 về An toàn thực phẩm. BYT đã gửi lên website bản Dự thảo này và ghi hạn lấy ý kiến là 28/3!
4 ngày “thần thánh” qua quá nhanh mà các Hiệp Hội không có ban Pháp chế hay đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp đủ vững, đủ nhanh để kịp phản ứng. Cho nên hiện giờ các Hiệp Hội đang cấp tốc tập soạn văn bản để phản đối bản Dự thảo lần 4.
Nỗi niềm các Hiệp Hội nêu là xuất phát từ các kêu nài, kiến nghị hàng ngày của các DN thực phẩm. Họ nêu:
Dự thảo 1 có tới hơn 20 điểm nghẽn mới sẽ gây ra cho sản xuất-kinh doanh (so với Nghị định 15/2018/NĐ-CP hiện hành). Mặc dù một số ý kiến của các Hội/Hiệp hội đã được tiếp thu nhưng sau đó, văn bản tiếp thu của Bộ Y Tế là bản dự thảo 4 ngày 25/3/2025 vẫn còn 12 điểm nghẽn, không phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí Thư Tô Lâm và của Chính Phủ gần đây: “tháo gỡ điểm nghẽn”,“triệt để cắt giảm thủ tục hành chính”, đặc biệt những thủ tục không phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 “Cắt giảm, đơn giản hóa ngay thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh… giảm ít nhất 30% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính”, “100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến”, "đẩy mạnh phân cấp, phân quyền".
Các điểm nghẽn này gồm:
- Việc kiểm tra hậu kiểm hồ sơ sẽ khiến các nhà máy chế biến thực phẩm phải đóng cửa từ vài tháng đến hàng năm do chờ đăng ký lại sản phẩm, nguy cơ gây thiệt hại kinh tế khổng lồ, và rối loạn an sinh xã hội.
- Nhiều thủ tục hành chính gia tăng do mở rộng các nhóm sản phẩm phải đăng ký hoặc yêu cầu thêm các thành phần hồ sơ có nhiều bất hợp lý và chồng chéo.
- Chưa có các quy định rõ ràng về hậu kiểm và thực hiện thủ tục trực tuyến, phân cấp phân quyền chưa triệt để.
Hai kiến nghị đã được nêu ra, có thể tóm lược: (1) Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu kỹ và xem xét, tiếp thu các ý kiến góp ý của các Hội/Hiệp hội ngành hàng thực phẩm nhằm đảm bảo xây dựng Nghị định theo đúng các chỉ đạo của Tổng Bí Thư và của Chính phủ, không tạo ra điểm nghẽn cho sản xuất-kinh doanh. (2) Cần có cuộc họp đối thoại giữa Ban Soạn thảo và các Hội/Hiệp hội và doanh nghiệp ngành thực phẩm để xem xét bản dự thảo cuối cùng trước khi ký ban hành. Thật phức tạp khi việc tháo gỡ các điểm nghẽn cứ...tháo hoài còn hoài, thêm nghẹt đường hoạt động của DN.
CHUYỆN CẶP ĐÔI HOÀN HẢO, CẶP BỆNH VIỆN KHÔNG HOÀN HẢO SAU…10 NĂM TÌNH CŨ?
Trong ảnh là Cặp đôi hoàn hảo PGS, TS, bác sĩ ca sĩ Nguyễn Thị Kim Tiêm và Bí thư tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng trong lễ khởi công BV Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam- năm 2014.
FB bạn Đào Tuấn tóm gọn vụ việc lãng mạn mà Thanh Tra vừa công bố như sau đây (tôi mượn đoạn này sau khi đọc tài liệu BC về kết quả thanh tra và thấy mình khó tóm gọn hơn)
Việt Đức 2 và Bạch Mai 2, quy mô 2.000 giường bệnh, tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ, với kỳ vọng giảm tải bệnh viện khi đó ở vào tình trạng “như trại tị nạn”.
Năm 2018, chị Tiến về Hà Nam dự lễ khánh thành phòng khám, xem trình diễn khám bệnh cho dân trước ống kính, chị tiếp tục hồ hỡi: nay mai...
Rồi sau đó, Việt Đức 1, Bạch Mai 1 vẫn như trại tị nạn vì quá tải.
Rồi sau đó, hôm qua, hồ sơ sai phạm được công bố là chuyển qua Công An khi giá trị lãng phí lên tới “hàng ngàn tỉ” chứ không phải chỉ 100 tỷ.
Chị Tiến, hạ cánh an toàn, bác Mai lãnh án 2 năm 6 tháng nhưng là án treo- từ việc khác.
Bây giờ đã quá “10 năm tình cũ”. Đào mồ vụ mất mát mấy ngàn tỷ này, lãnh đạo Bộ Y sẽ nói gì, trước Thanh tra, trước Tòa?