LỜI TƯ VẤN VÀNG VỀ TRỒNG CÂY "VUA"
Dân nhà nghề thường gọi "Cây vua trái công chúa" để chỉ cây và trái sầu riêng. Cuộc gặp với chuyên gia kỹ thuật về trồng cây sầu riêng tưởng là rất sâu về kỹ thuật nhưng không, câu chuyện rất thú vị hào hứng và rất "đời".
Càng nói càng ớ ra, thì ra mình hiểu sai về chuyện trồng cây sầu riêng quá. Bài này là ghi nhanh cuộc trò chuyện đó, như đề dẫn để tối nay, lúc 19g 3/10/2024 bạn sẽ trực tiếp xem-nghe và từng lúc sẽ thú vị nhận ra nhiều điều mới lạ...
Trước nhất, vẫn phải nói khái quát về việc...chăm cây sầu riêng. Chăm cây thì quan trọng nhất là chăm đất. Nhiều người nghĩ, chăm cây sầu riêng rất dễ, chỉ cần bón phân tưới nước đều là đúng thời gian là thu hoạch.
Không đúng như vậy. Chăm đất là cả một công trình. Và theo phương pháp trồng của chuyên gia Huỳnh Quới thì có lẽ cũng có 2 điều này là lạ: trồng sầu nên đắp mô và giữ cỏ. Sao phải giữ cỏ, để cho cỏ nó “ăn” hết chất dinh dưỡng (ta bón cho) đất hay sao? Chung quanh chuyện cỏ, tôi chứng kiến cuộc tranh luận dai dẳng giữa chuyên gia kỹ thuật trồng sầu Huỳnh Quới và một nhà đầu tư là một chuyên gia công nghệ, anh Kha Nguyễn. Ông công nghệ lập luận. Chăm cỏ cho thành thảm thực vật để giữ ẩm cho bộ rễ cây nhưng xong một mùa thì cũng phải cắt cỏ. Sao không phun thuốc diệt cỏ cho nhanh, đằng nào nó cũng xong một vòng đời vậy phun thuộc diệt cỏ là nhanh hơn, triệt để hơn là rị mọ làm cỏ (cắt hay nhổ) cỏ chứ? Anh HQ trả lời - "Trong đất còn có hệ vi sinh vật. Khi anh cắt cỏ hay nhổ cỏ thì hệ vi sinh vật này không sao, nhưng khi anh xịt thuốc cỏ thì chẳng những đất sẽ chai, bị ô nhiễm mà sẽ chẳng cây gì cỏ thể mọc ở nơi xịt thuốc diệt cỏ nữa. Và thế là anh cũng giết luôn vi sinh vật có lợi cho đất nữa. Lại nữa, khi anh cắt cỏ, xác cỏ rơi xuống sẽ phân hủy, 80% bón cho đất. Cắt cỏ là đúng cách nuôi "nông nghiệp bền vững" còn xịt thuốc diệt cỏ là khiến cho nông nghiệp hết bền vững luôn".
Việc tưới cây cũng là một hệ thống cần sự hiểu biết. Vì sao có những nhà vườn tưới nước lênh láng ngập đất mà cây vẫn bị khô?
Trên nền của việc chăm đất, chăm cỏ, chăm nước thì sau một thời gian, cây trưởng thành, là đi vào nhịp sinh lý của cây để tính tới nhịp sinh sản.
Việc cắt cành tạo tán là việc cũng đòi hỏi rất chuyên môn. Có một mối liên hệ lý thú giữa độ tỏa rộng của bộ rể cây và độ rộng của tán lá. Và độ rộng ấy quyết định mức sai trái của cây.
Khám phá này là điều rất lý thú của “cây vua, trái công chúa” này. Bạn phải xem và nghe chính anh Huỳnh Quới giải thích mà kiến thức sâu rộng đã có minh chứng của am hiểu thực tiễn sẽ mang đến nhiều điều "vi diệu" của nghề trồng sầu riêng.
Anh Huỳnh Quới là bác sĩ bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, chuyên ngành hô hấp. Do tình cảnh đặc biệt cần chăm sóc mẹ bệnh nặng, anh phải rời việc ngành y về nhà. Hơn 10 năm qua, về nhà, thấy cảnh vườn sầu riêng của gia đình đang tiêu điều xơ xác, anh bắt đầu “mổ xẻ” tình trạng này và bắt đầu học cách trồng sầu riêng từ những thất bại. Sau 8 năm nghiên cứu và thực chiến thì hơn 2 năm gần đây, anh thành "bác sĩ chữa bệnh cho cây" sầu riêng vang danh khắp miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Một cuộc kết nối giữa đàng trai và đàng gái rất "công phu" kiên trì là mối lương duyên giữa "ông hữu cơ" Nguyễn Lâm Viên và ông nông dân tư ván trồng cây sầu riêng Huỳnh Quới và mới đây, anh Lâm Viên đã quyết định dành 150 hecta của nông trường hữu cơ Phú Giáo để trồng "sầu riêng hữu cơ". Thế là nền tảng maybe.vn đề xuất phối hợp cũng BSA Media thực hiện loạt video "hướng dẫn trồng sầu riêng đúng hướng Nông nghiệp bền vừng" với sự cố vấn chuyên môn của chuyên gia Huỳnh Quới với các nội dung: giới thiệu kỹ thuật trong quá trình thực hiện trồng trọt của nông trường Phú Giáo cùng các phóng sự hiện trường liên quan việc trồng và kinh doanh sầu riêng ở Việt Nam và cả ở Trung Quốc Có lẽ ý định này là rất lớn và rất công phu. Mong sao"bà độ" cho bộ video này sớm hoàn thành vì mùa mới của sầu riêng cũng sắp bắt đầu.