DOANH NGHIỆP THAN TRỜI, DÂN LO CƯỜNG GIÁP, SAO HỌ MẶC KỆ?

DOANH NGHIỆP THAN TRỜI, DÂN LO CƯỜNG GIÁP,  SAO HỌ MẶC KỆ?
Sau khi CP có nghị quyết 19 yêu cầu thay đổi điều 6, tất cả mì, nước mắm vẫn phải dùng muối iod

Chuyện kéo dài 8 năm rồi. Đầu dây mối nhợ chỉ ở cái chốt này: sự khác nhau giữa hai khái niệm: "phải tăng cường" và "khuyến khích". 8 năm trước, ngày 28/1/2016, Nghị định 09 của chính phủ ra đời, qui định về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm.

TỪ ĐIỀU 6 CỦA NGHỊ QUYẾT 09/2016

Điều 6 có nội dung như sau: Thực phẩm bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng
1. Các thực phẩm sau đây bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng tương ứng:
a) Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt;
b) Bột mỳ dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm.

Ngay sau khi có nghị định này, các Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp chế biến thực phẩm khi đó bày tỏ sự ủng hộ chủ trương này của Chính phủ, theo đúng nguyên tắc do tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo là bổ sung “CÓ TÍNH CHỌN LỌC” theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

Vì sao nói rằng thực hiện điều 6 nghị định 09 là không theo nguyên tắc quản lý rủi ro tiên tiến? Vì việc bắt buộc tất cả DN thực phẩm đều phải dùng muối bổ sung iod dẫn đến tốn kém nhiều mà hiệu quả thấp do các khảo sát khoa học cho thấy: Lượng Natri ăn vào mỗi người, chủ yếu là từ gia vị mặn như muối, hạt nêm, vì vậy bắt buộc thực phẩm chế biến phải bổ sung iod chỉ giải quyết 2% vấn đề iod, nhưng lại rất tốn kém, khó khăn cho SX-KD.

Thực tế của Việt Nam chứng minh là việc tăng tỷ lệ thiếu iod chính là do giảm tỷ lệ sử dụng muối iod trong nấu ăn hàng ngày. B/c tình hình thiếu vi chất dinh dưỡng, là cơ sở thực hiện tăng cường vi chất vào thực phẩm có thể thấy qua 2 con số: năm 2005, tỷ lệ dân số Việt Nam tiêu thụ muối có iod là 92,8% (năm 2005), sau đó bị giảm xuống còn 45,1% (năm 2011) là do các hộ gia đình giảm sử dụng muối iod. Đây mới là mới là nguyên nhân chính gây tăng tỷ lệ thiếu iod.

NIỀM HI VỌNG TỪ NGHỊ QUYẾT 19/2018 CỦA CHÍNH PHỦ.

Sau hàng loạt cuộc góp ý, cộng đồng doanh nghiệp đã rất vui mừng khi Chính phủ lắng nghe và ngày 15/5/2018, đã ban hành Nghị quyết số 19-2018/NQ-CP (Nghị quyết 19) chỉ đạo: “Bộ Y tế nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 theo hướng: (i) bãi bỏ quy định “muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt” tại điểm a khoản 1 Điều 6; (ii) bãi bỏ quy định “Bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm” tại điểm b khoản 1 Điều 6. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm sử dụng”;
và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng đã có 2 văn bản chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương sửa đổi NĐ 09 theo chỉ đạo trong Nghị quyết 19 và trình chính phủ trong quí 3/2024.

Đầu tháng 7, 5 Hiệp Hội và Hội liên quan ngành thực phẩm gồm: Hiệp hội Thực phẩm minh bạch, Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Hội Hàng Việt Nam chất lượng cao và Hội Nước mắm Phú Quốc vừa cùng ký tên vào công văn gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế tiếp tục kiến nghị sửa đổi các quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Cuộc họp tổng kết 6 tháng hoạt động các Hiệp hội vừa qua và các cuộc gặp gỡ giữa các Hội với hội viên đã đưa ra các nhận xét như sau:

Cần tôn trọng chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng. Yêu cầu muối dùng trong chế biến thực phẩm (tức là cả muối dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm công nghiệp) phải bổ sung iod là ngược với Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, chỉ yêu cầu “muối dùng trong hộ gia đình phải trên 90% là muối i-ốt vào năm 2030”.

Dĩ nhiên rất cần tôn trọng chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19-2018/NQ-CP và cả 2 lần chỉ đạo thực hiện NQ 19-2018/NQ-CP của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp DN chế biến thực phẩm sử dụng, không bắt buộc bổ sung.

Phải đối xử không công bằng với mọi công dân, phải tính đến nguy cơ tác hại đối với sức khỏe nhóm dân cư đủ và thừa vi chất khi bắt buộc bổ sung đại trà thì sẽ sinh ra bệnh cường giáp và các bệnh khác, thiệt hại quyền công dân theo hiến pháp..

DOANH NGHIỆP QUYẾT LIỆT KIẾN NGHỊ THAY ĐỔI ĐIỀU 6

Và doanh nghiệp là đối tượng gặp khó khăn lớn trong chỉ đạo “phải tăng cường dùng muối iod”.

Trong khi Việt Nam, 8 năm qua vẫn bắt buộc dùng muối iod trong chế biến thực phẩm thì nhiều nước cấm thực phẩm có bổ sung I-ốt (Ví dụ: Nhật Bản, Australia… yêu cầu các DN phải có chứng nhận không sử dụng muối I-ốt mới nhập khẩu được; DN buộc phải lựa chọn phương án vừa sản xuất hàng xuất khẩu và hàng nội địa trên cùng một dây chuyền sản xuất (không còn bất kì lựa chọn nào tối ưu hơn) và phải đảm bảo tuyệt đối tránh nhiễm chéo khi các thị trường xuất khẩu không yêu cầu bổ sung vi chất, gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn.

Thật vô lý khi thực phẩm nhập khẩu, không bị bắt buộc dùng muối iod thì chi phí nhẹ hơn, khiến thực phẩm của VN mất sức cạnh tranh ngay trên sân nhà.
Việc cố tình nhập nhằng giữa việc tăng cường muối iod trong nấu ăn tại hộ gia đình với chế biến công nghiệp thực phẩm đã khiến doanh nghiệp thiệt hại khôn lường vừa qua.

Hình ảnh cuộc hội thảo kiến nghị thay đổi điều 6 nghị quyết 09 buộc "tăng cường muối iod" trong chế biến thực phẩm tại TPHCM ngày 25/6/2018, đã 6 năm rồi.

Vì sao “trăm đầu đổ đầu doanh nghiệp?

Có doanh nghiệp hội viên hỏi chúng tôi: hay chúng ta đề nghị Bộ Y Tế đề cao trách nhiệm, sản xuất viên tăng cường vi chất rồi thực hiện test đại trà, ai thiếu iod thì buộc nuốt viên vi chất ấy thì mới tránh nạn cường giáp xảy ra tràn lan? Chứ sao lại đổ trách nhiệm và mọi khó khăn cho doanh nghiệp, khi mà tình hình kinh doanh ngày càng khó khăn, sức mua ngày càng sút giảm?

Gần đây, có hội viên còn đưa ra danh sách 120 nước được cho là do một tổ chức quốc tế (?) đưa ra nhằm bảo vệ cho tinh thần “phải tăng cường dùng muối iod khi chế biến thực phẩm. Bộ Khoa học Công nghê và các chuyên gia thực phẩm vửa kiểm tra danh sách này, chỉ mới xem chính sách của 2 nước tiến tiến là Canada và Australia thì đã thấy thông tin rằng 2 nước chủ trương “phải tăng cường iod” là sai bét: Canada chỉ bắt buộc muối dùng cho nấu ăn ở hộ gia đình và muối trên bàn ăn phải bổ sung iod, chứ không yêu cầu cho thực phẩm chế biến công nghiệp, còn Australia không yêu cầu bổ sung iod. Thực tế, phần lớn các nước chỉ bắt buộc bổ sung iod cho muối ăn dùng trong hộ gia đình nấu ăn hàng ngày và muối bổ sung trên bàn ăn, không bắt buộc công nghiệp chế biến thực phẩm phải dung muối iod, ví dụ: Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, các nước châu Âu, Mỹ và Australia.

Tóm lại, 8 năm qua, hành trình gian khổ của doanh nghiệp thực phẩm vẫn còn kéo dài, dù có nghị quyết chỉ đạo phải thay đổi của chính phú. Sức mạnh nào khó hiểu vậy, bất chấp khoa học, thực tiễn, cả chiến lược quốc gia, chủ trương chính trị và cơ sở pháp lý?