ĐẤT VÀ NƯỚC TÔI, CHUYỆN ĐẤT HIẾM VÀ HẠN MẶN

ĐẤT VÀ NƯỚC TÔI,                         CHUYỆN ĐẤT HIẾM                        VÀ HẠN MẶN

"Không có nước thì không có thức ăn, không có hòa bình, không có sự sống, vì vậy, nước phải được quản lý tốt vì mỗi giọt đều quý giá”. Tổng thống Indonesia, Joko Widodo nói tại Diễn đàn nước thế giới.

Ngày 29/5, Quốc Hội Việt Nam có phiên bàn về nạn thiếu nước và xâm nhập mặn nghiêm trọng ở ĐBSCL. Cùng ngày này, báo Asia Times có bài về “Nguồn đất hiếm chưa được khai thác của Việt Nam”.

A. KHÔNG CÓ NƯỚC LÀM SAO SỐNG?

Diễn đàn nước thế giới vừa diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Nusa Dua ở Bali, Indonesia từ ngày 18/5 đến 25/5/2024..

Khoảng 30.000 người tham gia các hoạt động trong thời gian diễn ra Diễn đàn (18-25/5) đến từ 172 quốc gia và vùng lãnh thổ. Diễn đàn này sẽ tập trung vào 4 vấn đề, đó là bảo tồn nước, nước sạch và vệ sinh; an ninh lương thực, năng lượng và giảm nhẹ thiên tai.

Vào năm 2050, dự báo có khoảng 500 triệu nông dân, những người sẽ đóng góp 80% lương thực cho thế giới, sẽ thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất do hạn hán.

Chủ tịch Hội đồng nước Thế giới Loui Fauchon đề xuất 7 cam kết gồm thúc đẩy các chính sách an ninh nước; sửa đổi hành vi và thay đổi thói quen; áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên; đưa vấn đề nước vào luật pháp quốc gia và quy định của địa phương; đề xuất về quyền tiếp cận nước đối với tất cả mọi người; thành lập Liên minh các vấn đề tài chính về nước; sử dụng hiệu quả các quỹ khí hậu dành cho nước.

Tin tức và nhiều Video Clip gần đây trích dẫn lời lẽ của Thủ Tướng Husen cho thấy nguồn nước trên sông Mekong Basin đang đặt dưới sự kiểm soát của CPC – không cần tham vấn, thương lượng theo thông lệ quốc tế và cam kết của Ủy Hội sông Mekong.

Một khi dự án Funan Tech thực hiện hai đập và kênh dẫn- nước từ CPC về ĐBSCL sẽ phụ thuộc vui – buồn của TQ.

Nhật báo Bangkok Post, 15/04/2024, đăng lại bản tin của Bloomberg News, nhấn mạnh Hoa Kỳ và Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về một dự án kênh đào Funan Techo ở CPC có tài trợ của Trung Quốc. Dự án này có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Riêng mục đích quân sự, cùng với Ream – căn cứ quân sự  TQ có đặc quyền – là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của Việt Nam ( tam diện giáp công : Từ phía bắc- Từ biển Đông và từ mạn sườn Tây Nam).

Trung Quốc thông báo lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ ngày 01/5 đến 16/8/2024 và đang cùng CPC tập trận “Rồng vàng – bắn đạn thật, dùng toàn bộ vũ khí do Trung Quốc sản xuất, gần khu vực biên giới Việt Nam-CPC.

Với chủ đề "Nước cho sự thịnh vượng chung", diễn đàn năm nay đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản gồm thúc đẩy bình đẳng và tránh cạnh tranh; ưu tiên hợp tác toàn diện, bao gồm cả việc sử dụng công nghệ, tài chính và hỗ trợ hòa bình, thịnh vượng chung. Cứ nhìn 3 nguyên tắc này là thấy CPC đang đi ngược lại thông điệp của diễn đàn này.

ĐB THIẾU NƯỚC VÀ XÂM NHẬP MẶN NGHIÊM TRỌNG

11/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn mặn. Phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 29-5, các ĐBQH của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã báo động về hậu quả và nguy cơ nhãn tiền của biến đổi khí hậu, với người dân ĐBSCL.

1,7 triệu bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, quê hương vì hạn hán, xâm mặn, sạt lở, sụt lún… Nếu Quốc hội, Chính phủ không hành động ngay thì vài chục năm vùng đất này sẽ phải bỏ hoang.

Nhiều giải pháp cấp bách được triển khai như trữ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, khởi động xây dựng lại các hồ chứa nước ngọt, thay đổi tập quán canh tác… cần quan tâm một số chính sách, giải pháp mà các nhà khoa học đã khuyến cáo cho vấn đề biến đổi khí hậu với khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

1/ Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo hạn mặn, để người dân thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cây trồng vật nuôi cho phù hợp.

2/ Tăng cường quản lý và khai thác tài nguyên nước dưới mặt đất và khoáng sản (khai thác nước ngầm, khai thác cát quá mức…)

3/ Nghiên cứu xây dựng đập ngầm để ngăn mặn - một giải pháp đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đồng thời ưu tiên nguồn vốn xây dựng, hoàn thiện các hệ thống công trình trữ nước ngọt cho vùng tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười… Triển khai quy hoạch cấp nước ngọt cho vùng, đảm bảo cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân.

ĐBQH Nguyễn Trúc Sơn, tỉnh Bến Tre, nhấn mạnh vấn đề hạn mặn đã xảy ra trong nhiều năm, liên tục và ngày càng khắc nghiệt đang ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các bộ ngành triển khai. Dù vậy, để các dự án triển khai có hiệu quả thì cần đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, và Chính phủ nên xem xét lập các ban để chỉ đạo để đôn đốc công tác này.

B. NGUỒN ĐẤT HIẾM CHƯA ĐƯỢC KHAI THÁC CỦA VIỆT NAM

Báo Asia Times ngày 29/5/2024 đưa một tin quan trọng về nguồn đất hiếm (RE, rare earth elements) lớn chưa được khai thác của Việt Nam. Như chúng ta biết, việc xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm có thể thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và cả thế giới đang chạy đua đến chóng mặt trong lãnh vực chiến lược này.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Việt Nam là nơi có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc chiếm 70% lượng đất hiếm được khai thác trên toàn cầu và 90% công suất chế biến đất hiếm toàn cầu, giúp nước này trên thực tế độc quyền kiểm soát các khoáng chất quan trọng được sử dụng trong nhiều thứ, từ điện thoại thông minh, xe điện đến phần cứng quân sự.

Ước tính trữ lượng của Việt Nam là khoảng 22 triệu tấn, chiếm khoảng 19% trữ lượng được biết đến trên thế giới và chỉ kém Trung Quốc với trữ lượng ước tính 44 triệu tấn.

Thực tế, theo tài liệu cơ quan năng lượng quốc tế, Việt Nam vẫn khai thác một lượng rất nhỏ, chỉ sản xuất được 600 tấn vào năm 2023, giảm khoảng 50% so với mức năm 2022. Nếu so sánh về số liệu thì có thể nói, Trung Quốc đã sản xuất 240.000 tấn vào năm ngoái, còn như nước Myanmar, quốc gia kém phát triển và bị chiến tranh tàn phá, cũng sản xuất được 38.000 tấn.

Kế hoạch đẩy mạnh khai thác đất hiếm của Việt Nam đã gặp khó khăn vào tháng 10 năm ngoái với việc bắt giữ các giám đốc điều hành hàng đầu trong ngành do cáo buộc tham nhũng. Trong số những người bị buộc tội có Chủ tịch Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam, đối tác của các công ty khai thác mỏ Blackstone Minerals và Australia Strategic Materials.

Sau vụ này, kế hoạch đấu giá các nhượng quyền khai thác đất hiếm mới của chính phủ đang đình trệ và các nhà đầu tư nước ngoài đang phải tạm dừng.

Việt Nam hiện nay vẫn duy trì hiệu lực quy hoạch tổng thể đất hiếm với mục tiêu khai thác và chế biến 2 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030.

Như chúng ta biết, việc xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm có thể thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và nền kinh tế dựa trên tri thức .

Ian Lange, phó giáo sư tại Trường Mỏ Colorado, chuyên về kinh tế tài nguyên, tin rằng Việt Nam có “yêu cầu cơ bản” về trữ lượng đất hiếm dồi dào để có vai trò quan trọng trên thị trường này.

Ông Lange nói: “Đất hiếm không nhất thiết là hiếm - các mỏ có ở khắp mọi nơi… Phần hiếm nằm ở công nghệ xử lý và phân tách” .

Mỹ hiện cung cấp khoảng 74% sản phẩm đất hiếm hạ nguồn từ Trung Quốc.

Do Mỹ đang áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt và lệnh cấm đối với các công ty công nghệ Trung Quốc nên sự “độc quyền” do nắm các cơ sở xử lý và phân tích của Trung Quốc trong lĩnh vực tinh chế đất hiếm đang trở nên nhạy cảm hơn

Trung Quốc trước đây đã sử dụng quyền kiểm soát đất hiếm để có biện pháp trừng phạt các nước khác. Năm 2010, Trung Quốc áp đặt lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản sau tranh chấp hàng hải. Gần đây hơn, vào tháng 8 năm ngoái, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu gecmani và gali, cả hai thành phần quan trọng của nhiều sản phẩm công nghệ hiện đại và Trung Quốc đang nắm quyền kiểm soát nguồn cung toàn cầu.

Tham khảo tài liệu: https://asiatimes.com/2024/05/vietnams-great-untapped-rare-earth-bounty/