
(bài của Giang Lê)
Kích cầu tiêu dùng trong tình cảnh sức mua xã hội giảm đến gần như thấp nhất hiện nay đang là vấn đề lớn của kinh tế Trung Quốc (TQ). Hôm qua TQ đưa ra một kế hoạch 30 điểm CỰC KỲ CHI TIẾT để kích cầu nền kinh tế của họ. Kế hoạch 30 điểm này được CN Wire tóm tắt rất gọn và dễ nhớ.
Và điều tôi đặc biệt lưu ý là kế hoạch kích cầu quyết liệt này là do State Council và Ban chấp hành TW của họ đưa ra chứ không phải do các cấp thấp hơn ở bộ ngành hay ở địa phương.
Tôi thấy đây là một kinh nghiệm xương máu: chính ban lãnh đạo TW của Đảng phải ra tay hoạch định và giám sát việc thực hiện vì các cấp "quan vừa vừa" vẫn thường hát bài "Con đường xưa em đi" theo kiểu "Lối cũ ta về" để dễ cho việc quản lý của họ và nhất là còn lưu giữ đủ các lợi ích của họ, thì chủ trương mới dù có đúng cũng dễ thành vô dụng.
Kế hoạch Kích cầu của Trung Quốc được tóm lại thành 7 nhóm:
- Tăng thu nhập cho dân: nâng lương tối thiểu, tăng các chương trình tạo việc làm, chế tài các công ty nợ lương công nhân, khuyến nông, trợ giá nông nghiệp, ổn định thị trường chứng khoán, giảm các điều kiện tham gia vào thị trường vốn.
- Tăng năng lực chi tiêu: tăng lương hưu, tăng trợ cấp trông trẻ, tăng chi tiêu vào giáo dục/mẫu giáo, tăng chi trả bảo hiểm nghề nghiệp, bỏ yêu cầu hộ khẩu trong một số lĩnh vực.
- Nâng cấp ngành dịch vụ: mở rộng/khuếch trương ngành du lịch, giảm điều kiện cấp phép tổ chức sự kiện, kéo dài giờ vui chơi giải trí, đầu tư thêm hạ tầng du lịch (làm đường cho người khuyết tật), chuẩn hóa các sản phẩm dịch vụ.
- Trợ giá tiêu dùng: trợ giúp retailer các chương trình trade-in (đổi đồ cũ lấy đồ mới) cho xe hơi, điện thoại di động, thiết bị gia dụng, phát triển các thị trường cho hàng second-hand, mua bất động sản tồn kho làm nhà chính sách, nới lỏng quy định sử dụng tiền tiết kiệm để mua/thuê nhà.
- Cải thiện chất lượng sản phẩm/dịch vụ: phát triển các nhãn hàng quốc gia, khuyến khích các sản phẩm AI, drone, xe tự lái, khuyến khích du thuyền, cruise.
- Cải thiện môi trường tiêu dùng: đưa ra chương trình bảo vệ người tiêu dùng, chống hàng giả, chặt chém, xây dựng các logistic hubs, hạ tầng cung cấp dịch vụ về đêm, trung tâm bán lẻ.
- Giảm các hạn chế liên quan đến tiêu dùng: hủy bỏ các chế tài xuyên ngành, giảm hạn chế mua xe.

Mặc dù hoàn cảnh hiện tại của VN và TQ rất khác nhau, mục tiêu kích cầu cũng khác, tôi nghĩ giới policy maker VN có thể/nên tham khảo kế hoạch 30 điểm này. Ngay cả không áp dụng được gì cũng nên học họ cách lên kế hoạch chi tiết và cụ thể như vậy chứ không chỉ nói chung chung về tư duy/chiến lược. Kế hoạch này của TQ do State Council và Ban chấp hành TW của họ đưa ra. Dễ hiểu sao các chủ trương lớn được thực hiện rất nghiêm ngặt, vì dứt khoát các cấp bộ. ngành hay địa phương không thể cứ theo quán tính "Con đường xưa em đi" mà cứ "Lối cũ ta về".