CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG MỚI TỪ NỀN KINH TẾ BẠC

CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG MỚI TỪ NỀN KINH TẾ BẠC

Một hiện tượng quan trọng đang diễn ra trên toàn cầu, có khi bạn chưa biết? Đó là sự chuyển dịch nhân khẩu học, dân số toàn cầu đang già đi. Theo Liên hợp quốc (UN), dân số già hóa là một “xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược”, do tuổi thọ của con người tăng lên và quy mô gia đình ngày càng nhỏ đi. Theo đó, LHQ đưa ra một dự báo vào năm 2023 là số lượng người từ 65 tuổi trở lên trên thế giới sẽ tăng lên đến gấp hơn 2 lần, lên đến 1,6 tỷ người. Nhật Bản là nước có dân già hóa nhanh nhất và đông nhất (do tỷ lệ người già tăng, các gia đình không sinh con hay ngày càng ít con).

Mái đầu bạc của những người cao tuổi dần chiếm tỷ lệ đáng kể, ảnh hưởng mọi khía cạnh của nền kinh tế được các quốc gia gọi là NỀN KINH TẾ BẠC.

TRUNG QUỐC ĐANG CÓ NHIỀU BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ BẠC

Theo Nikkei Asia, vào tháng 1/2024, chính phủ Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế bạc. Các lĩnh vực được kêu gọi đầu tư bao gồm: hỗ trợ đi lại, chăm sóc sức khỏe kỹ thuật số, bảo hiểm, y tế, mỹ phẩm và hoạt động giải trí cho người già. Ngoài ra, 10 khu công nghiệp dành riêng cho nền kinh tế bạc đang chuẩn bị được xây dựng trên khắp đất nước.

Ngoài Trung Quốc, hai quốc gia châu Á khác cũng có tỷ lệ người già rất cao trong dân số là Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhật Bản là nước có dân già hóa nhanh nhất và đông nhất (do tỷ lệ người già tăng, các gia đình không sinh con hay ngày càng ít con).

SẢN PHẨM, DỊCH VỤ NÀO TĂNG NHANH TẠI NHẬT BẢN VÀ HÀN QUỐC ?

Khá bất ngờ, ở Nhật, một loại sản phẩm có nhu cầu tăng nhanh, trở thành quan trọng nhất: bỉm dành cho người già tăng đáng kể trong khi bỉm trẻ em giảm xuống.

Theo công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Euromonitor International, thị trường bỉm người già Nhật Bản đã đạt quy mô 1,7 tỷ USD năm 2023 và được dự báo tăng lên thành 1,9 tỷ USD vào năm 2026, chiếm hơn 12% thị trường bỉm người già toàn cầu. Trên toàn cầu, thị trường bỉm người già đạt quy mô 12,8 tỷ USD năm 2023 và được dự báo tăng lên gần 15,5 tỷ USD vào năm 2026.

Tại đây, rất nhiều sản phẩm và mặt hàng mới phục vụ người cao tuổi đã được giới thiệu ra thị trường. Như nhà sản xuất thiết bị bếp gia dụng Zojirushi hiện đưa ra nhiều sản phẩm dành riêng cho người cao tuổi như: ấm pha trà điện lại có thể gửi email tới một địa chỉ được đăng ký trước để người thân có thể cập nhật tình trạng sức khỏe của thành viên cao tuổi trong gia đình. Thị trường Nhật hiện cũng lưu hành khá phổ biến các thiết bị điện thoại di động có âm lượng, màn hình lớn với giao diện đơn giản và tích hợp nhiều ứng dụng giám sát sức khoẻ. Ngoài ra, nhiều sản phẩm gia dụng khác, điển hình như máy giặt và lò vi sóng cũng có các tính năng vận hành bằng giọng nói và có kích thước nhỏ, nhẹ hơn để thuận tiện sử dụng.

THÁI LAN KHÔNG BỎ QUA CƠ HỘI VỀ DU LỊCH Y TẾ

Chính phủ Thái Lan cũng đã tập trung vào việc xây dựng và mở rộng cơ sở vật chất để cải thiện chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Chính phủ cũng đầu tư mạnh mẽ vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực này. Nhờ đó, Thái Lan đã trở thành một điểm đến nổi tiếng cho du lịch y tế nhờ chi phí phải chăng và dịch vụ chất lượng cao. Nước này cũng đã điều chỉnh các chính sách visa để thu hút người nước ngoài đến nghỉ hưu và đầu tư vào thị trường bất động sản, từ đó kích thích kinh tế. Các gói visa này thường kéo dài và tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi. Loại visa này gọi là “retirement visa”.

CÒN Ở VIỆT NAM? NHIỀU DỊCH VỤ “DU LỊCH CHỮA LÀNH” ĐANG ĐƯỢC RÁO RIẾT CHUẨN BỊ, NHƯNG…

“Ông hữu cơ” Nguyễn Lâm Viên đang ráo riết chuẩn bị ra mắt hoạt động khu du lịch chữa lành (Trung tâm trải nghiệm chữa lành) tại bờ hồ Tuyền Lâm Đà Lạt với chuỗi các resort cao cấp được xây dựng đặc biệt cho du lịch nghĩ dưỡng, với không gian tĩnh lặng thư giãn thuận lợi cho việc luyện tập các hoạt động thể chất thích hợp, cân bằng trí não. Trong không gian lãng mạn đó, những vườn rau xanh hữu cơ mà khách được hướng dẫn tự trồng và chăm sóc…

Một góc Trung tâm trải nghiệm chữa lành tại Hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt

Một số khu dưỡng lão đặc biệt cũng đang được xây dựng ở vùng cao Tây nguyên và phía Bắc… Ông Phạm Ngọc Hưng, chuyên gia thị trường công tác thường xuyên với BSA cho biết, cách đây hai năm, anh có thực hiện một dự án nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho độ tuổi 55 trở lên, và phát hiện ra rằng người cao tuổi hầu như đang bị các nhãn hàng “bỏ quên”. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy về cơ bản có thể chia người cao tuổi thành 3 nhóm phụ thuộc vào thái độ sống: nhóm bệnh tật thì có tâm lý bi quan và sức khoẻ bản thân là mối quan tâm lớn nhất, nhóm “vì con cái” thì chỉ dành thời gian và nỗ lực cho con và cháu của mình, trong khi đó, nhóm “thời gian vàng” thì coi tuổi già là khoảng thời gian vàng để sống.

Trong ba nhóm đó, thì nhóm “thời gian vàng” là nhóm có tài sản hoặc có nguồn thu nhập thụ động, không vướng bận con cháu. Họ chi tiêu rất nhiều — và thường là quá độ — cho thực phẩm chức năng, chăm sóc ý tế, du lịch, thời trang và cho mọi thú vui mà lúc còn trẻ hơn họ không có cơ hội hưởng thụ.

Bên cạnh thị trường quan trọng là chăm sóc sức khỏe thì hai thị trường hầu như còn trống là thời trang và du lịch. Anh Hưng đã tư vấn cho một doanh nghiệp đang kinh doanh bít tất chống giãn tĩnh mạch mạnh dạn mở rộng sang đồ lót, và tư vấn cho một doanh nghiệp khác thiết kế thời trang thể thao (nhẹ) cho người cao tuổi.

Đây có thể cũng là cơ hội cho các giải pháp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi bằng các loại thảo dược đặc sắc của Việt Nam từ gia tài dược liệu rất quí mà thiên nhiên dành tặng Việt Nam.

Một đôi uyên ương tóc bạc nắm tay nhau đi bộ ở bờ kè Hoàng Sa