CHUYỆN Ở XỨ PHIM NGÔN TÌNH HÀN QUỐC

CHUYỆN Ở XỨ PHIM NGÔN TÌNH HÀN QUỐC

Cứ 3 hộ gia đình ở Hàn Quốc hiện nay, có hơn 1 hộ chỉ có 1 người (Cục thống kê của Hàn Quốc cho con số cụ thể là 34,5%)

Dân số nước này già hóa nhanh, giới trẻ thì vẫn yêu nhiều nhưng không chịu kết hôn và không chịu sinh con.

Vấn đề này không phải chuyện tâm lý tình cảm xã hội mà là chuyện… tiêu dùng và hoạt động thị trường cũng như chuyện kinh doanh của doanh nghiệp

Và trong số những hộ gia đình một người này, thì số gia đình trẻ đông hơn: độ tuổi 20 chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 19,2%, tiếp sau độ tuổi 70 là 18,6% rồi mới tới đô tuổi trung bình, tuổi 30 chiếm 17,3%.

Đây là quan tâm lớn của các nhà sản xuất và nhất là các nhà bán lẻ: họ phải thu nhỏ kích cỡ của các loại thực phẩm và hàng tạp hóa, bao gồm thịt, gạo, hoa quả, rau củ, thậm chí là bánh pizza.

Đại diện chuỗi Lotte Mart cho biết doanh thu từ các bịch táo cắt lát nặng 150 gram đã tăng 70% vào năm ngoái. Dưa hấu miếng nhỏ, bán theo lát đã tăng gấp 5 lần trong tháng 6.Việc thu nhỏ kích cỡ diễn ra rõ nhất ở các cửa hàng tiện lợi, nơi người sống một mình thường đến.

Thương hiệu GS25 cho biết, loại lý salad trái cây của các cửa hàng đã tăng doanh thu 22,1% so với cùng kỳ năm trước, còn món ăn nhẹ đóng gói nhỏ đã tăng 28,9% trong nửa đầu 2024.

XỨ MÌNH CŨNG ĐÂU KÉM CẠNH CHI…

Trong cuộc họp mặt cuối tuần qua của nhóm chuyên gia thị trường của BSA, một bạn nhấn mạnh: Chuyện này không chỉ ở Nhật, Hàn, Trung Quốc mà ngay cả ở Việt Nam cũng được các doanh nghiệp lớn hàng tiêu dung chú ý . Bạn ấy dẫn chứng: Vừa rồi Tổng cục thống kê cũng công bố số liệu rất hấp dẫn là độ tuổi kết hôn tại TP.HCM đã vượt quá 30, cao nhất cả nước. Các khu vực thành thị nhất là ở Miền Nam cũng ngấp nghé 30 rồi. Vậy nếu tính ra một bạn trẻ sau khi tốt nghiệp ra trường, bắt đầu có thu nhập và cuộc sống độc lập, 22 tuổi, đến 30 tuổi thì họ có đến 8 năm thuộc nhóm tiêu dùng 1 người.

Đặc biệt điều dễ nhận thấy, một tỷ lệ khá lớn của những người kết hôn muộn hoặc không kết hôn ở các thành phố lớn của VN là nhóm các bạn trẻ có thu nhập cao, chính nhóm này vì áp lực công việc, yêu thích sự tự do, ưu tiên sự nghiệp, ái ngại ràng buộc của cuộc sống gia đình đã lựa chọn “yêu cứ yêu nhưng cứ sống độc thân” hoặc không có ý định kết hôn.

Tạm gọi nhóm này là Young Elite, chính họ là nhóm dẫn dắt những xu hướng tiêu dùng mới của xã hội.

Trong khi chuyện “ế” và “chống ế” được nhận định là ngày càng bớt bị “săm soi” và cũng có khi thành chuyện hài hước vui vẻ thì nhiều bạn chuyên nghiên cứu thị trường lại khuyên BSA nên nghiêm túc tính tới chuyện phân tích cơ hội để cung cấp cho các bạn khởi nghiệp phục vụ cho nhóm khách hàng “xộp” là hộ gia đình tiêu dùng 1 người ở VN. Cơ hội nhiều và không nên chậm trễ nắm lấy cơ hội này.

Danh sách các bài viết gần nhất: