BẤT CHẤP NGƯỜI DÂN THỪA IOD, BỊ UNG THƯ TUYẾN GIÁP???
Tôi đọc thấy trên trang FB của bác sị Nguyễn Thanh Liêm bài viết bày tỏ lo âu về tình trạng nhiều người Việt Nam bị ung thư tuyến giáp tìm đến ông. Ông viết:
“Gần đây thấy nhiều người bị ung thư tuyến giáp, tìm hiểu y văn tôi thấy đã có một số nghiên cứu khoa học được công bố đề cập đến mối liên quan giữa nồng độ iode trong máu/nước tiểu và ung thư tuyến giáp.
Nhóm nghiên cứu của GS Zeng ở Đại học Bắc kinh cho thấy tỉ lệ ung thư tuyến giáp thể nhú so với tổng số phẫu thuật tuyến giáp đã tăng từ 6.7% trước khi phổ cập muối iode lên 75,7% sau khi phổ cập muối iode. Kết quả từ phân tích gộp 6,544 người tham gia của BS Zhang và cs cũng cho thấy có mối liên quan giữa sử dụng iode quá mức với ung thư tuyến giáp thể nhú mặc dù không có mối liên quan với đột biến BRAF
GS Kim và cộng sự ở đại học Seoul , Hàn Quốc đã tiến hành một nghiên cứu (case-control) với 209 BN ung thư tuyến giáp dạng nhú và 237 BN ung thư biểu mô tuyến giáp dạng nhú. Nhóm chứng gồm 500 người khỏe mạnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng Iode quá mức ( nồng độ iode trong nước tiểu (UIC ≥220 µg/gCr) có liên quan chặt chẽ với 2 loại ung thư tuyến giáp trên”
Thật khó có thể tưởng tượng đã 9 năm từ ngày tôi được mời ra Hà Nội dự cuộc họp mà Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì để xem xét kiến nghị của doanh nghiệp về việc bắt buộc bổ sung iod cho muối trong chế biến thực phẩm (và cả yêu cầu bổ sung sắt-kẽm cho bột mì nữa) mà tới giờ vấn đề này...nguyễn y vân.
Việc sử dụng muối và gia vị mặn thể rắn dùng trong hộ gia đình thì nên bắt buộc bổ sung iod. Và tất cả doanh nghiệp chế biến thực phẩm đều chỉ đề nghị: nên thay hai từ bắt buộc thành KHUYẾN KHÍCH bổ sung iod vào muối mà thôi.
Tôi làm báo nên biết rõ con số này: 60% dân số Việt Nam đã đủ hay thừa iod. Theo một điều tra dịch tể học, 39,2% dân Việt Nam thiếu iod). Vậy buộc bổ sung đại trà ngay từ nhà máy chế biến thì sản phẩm xã hội đều có bổ sung iod, là mặc nhiên gây nguy hiểm cho sức khỏe đa số người dân.
Chưa kể khó khăn nhãn tiền mà các bạn tôi, những người sản xuất thực phẩm rên không thấu trời vì qui định kỳ quặc này.
Hôm qua một anh bạn tôi, DHN, là giám đốc sản xuất một CT thực phẩm lớn đưa tôi xem “Nhật ký Nghị định 09” : Ngày nộp đơn kiến nghị với BỘ Y Tế đầu tiên 20/ 2/2005. Rùng rợn chưa, 9 năm. Anh bạn còn chua chát: nghị định số 9 mà mình ròng rã đi kiến nghị cũng 9 năm rồi. Hai số này năm nay trùng nhau biết đâu lại…hên?
Công ty của anh phải tách hai dây chuyền, một sản xuất cho xuất khẩu thì không bổ sung iod, còn sản xuất bán đại trà trong nước phải bổ sung iod. Xi-lô riêng, máy móc riêng, công nhân riêng, hết sức tốn kém. Rồi tình cảnh éo le diễn ra ngay trước mắt, hàng nhập khẩu cùng loại vì không phải bổ sung iod nên giá thấp hơn và hàng Việt Nam mình phải chịu rủi ro, nhiều khi thua ngay trên sân nhà. Anh hỏi: “các chuyên gia quốc tế thăm nhà máy chất vấn, Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) qui định chỉ thực phẩm thiết yếu mới phải xem xét lựa chọn để bổ sung vi chất còn thực phẩm bao gói sẵn đâu phải món thiết yếu mà bắt buộc làm như vậy?
Sáng mai tôi lại phải đi Hà Nội dự cuộc họp bàn về chuyện này nữa. Khó mà tránh đau đầu và phải thở dài. Oải quá.
Temu nó đứng ngay cửa nhà, hàng nó ship rần rần xuyên thủng mọi hàng rào. Nó còn chưa chính thức được phép hoạt động mà đã càn lướt hàng Việt như vậy. Ai cũng biết Temu hưởng bao nhiêu ưu đãi hỗ trợ bằng mọi cách của chính phủ mới ngày càng như hỗ thêm vây, nay sang o ép hàng Việt. Trong khi đó, 9 năm trời chỉ một đề nghị quá hợp lý: chuyển hai chữ bắt buộc thành khuyến khích mà kêu gào mãi không xong.
Dân thì “tự do” ung thư tuyến giáp, doanh nghiệp thì…kêu trời 9 năm không thấu, mơ gì chuyện được chăm sóc nâng đỡ để còn thoi thóp mà…đấu với Temu?