7 ĐIỀU NGỠ NGÀNG VỚI THỜI TRANG NHANH.

Nguyễn Phi Vân

7 ĐIỀU NGỠ NGÀNG                                    VỚI THỜI TRANG NHANH.

Đây là bài viết tôi nhận được từ chuyên gia Nguyễn Phi Vân, xin được chia sẻ lại cùng các bạn.

Mấy năm trước, tôi cũng đã quan tâm đến vần đề thới trang nhanh và tôi có viết một bài về 7 sự thật ngỡ ngàng của văn hoá thời trang nhanh (fast fashion) và tác hại của nó đối với môi trường. 7 yếu tố ngỡ ngàng bao gồm:

1. Ngành thời trang là ngành gây ra 10% tất cả khí thải nhà kính trên toàn thế giới. Khí thải ngành thải ra còn hơn cả toàn bộ các chuyến bay và chuyến tàu biển quốc tế cộng lại.

2. Mỗi giây, có một xe tải vải vóc quần áo bị đốt và thải vào môi trường. 3 trong 5 sản phẩm thời trang người tiêu dùng mua bị thải ra hàng năm.

3. Mỗi một cái quần cái áo khi giặt thải ra 2000 hạt vi nhựa. Các hạt vi nhựa này thải vào đại dương, vào chuỗi thực phẩm.

4. Để sản xuất ra 1 cái áo cotton, 2.700 lít nước bị sử dụng, đủ cho 1 người dùng 2,5 năm.

5. Sản xuất & tẩy 1 cái quần jeans thải ra lượng CO2 bằng chạy xe hơi 69 dặm (tương đương 111km).

6. 120 triệu cây bị đốn mỗi năm chỉ để sản xuất thời trang. Và 30% tơ nhân tạo & dung dịch xử lý sợi viscose sử dụng trong ngành thời trang lấy nguyên vật liệu từ các rừng cổ & sắp bị tiệt chủng.

7. Gần 16% lượng thuốc trừ sâu trên thế giới sử dụng cho các cánh đồng cotton mỗi năm. Thuốc hoá học này làm cho đất chết dần và ô nhiễm nguồn nước. Chính công nhân thu hoạch cotton cũng bị nhiễm độc.

 Nếu thế, con người có chịu thiệt thòi đến nỗi mua ít lại, diện ít lại, chọn sợi tự nhiên, recycle thời trang thay vì thải ra? Liệu con người có chịu thay đổi cách tàn phá môi trường bằng nhu cầu thời trang của mình? Hay thôi, cứ mua, cứ mặc, cứ tàn phá cho đến khi trái đất hết ở được thì con cái mình cho tụi nó lên sao Hoả sống đỡ vậy?

Cũng từ những năm đó, tôi để ý nhiều hơn đến các thương hiệu thời trang sử dụng sợi và nguyên phụ liệu tự nhiên. Một trong những thương hiệu mà tôi thích nhất là BAM. Thời đó, họ đã sử dụng gần 95% nguyên vật liệu tự nhiên từ tre và cotton hữu cơ. Tôi nghĩ, đây đương nhiên là xu hướng chung của ngành thời trang và thương hiệu nào không có sự chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận xu hướng mới này tất yếu sẽ bị loại bỏ trong hành trình xây dựng thương hiệu bền vững sau này.

Bãi rác bởi sự thặng dư quần áo mua nhanh nhiều mà không sự dụng.

Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng có tầm nhìn dài hạn để chuẩn bị cho sự chuyển đổi xanh. Vì vậy, việc thay đổi chính sách của các nước Bắc Âu đối với hàng dệt may theo tôi không có gì đáng ngạc nhiên. Đây chỉ là sự phát triển tất yếu của thế giới nói chung và ngành dệt may nói riêng. Nếu thương hiệu nào còn chưa có chính sách và chiến lược để thích ứng với sự chuyển đổi tất yếu đã được đánh động từ 5-10 năm trước thì có lẽ bây giờ đã là hơi muộn.

Nguyễn Phi Vân

Danh sách các bài viết gần nhất: